Test nhanh COVID-19 ở Hà Nội: Dương tính rồi âm tính... có nên làm xét nghiệm?

Google News

(Kiến Thức) - Test nhanh COVID-19 có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp vì phản ứng chéo với kháng thể sinh ra đối với các loại virus, vi khuẩn khác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần xét nghiệm để xem ai có khả năng mắc bệnh cao.

Hôm nay, 3 trường hợp có kết quả nghi dương tính Sars-CoV-2 qua test nhanh COVID-19 ngày 31/3 đã được xét nghiệm lại bằng kỹ thuật Realtime PCR - phương pháp chẩn đoán SARS-CoV-2 và cho kết quả âm tính.
Trong ngày 1/4, có 537 người đến làm test nhanh tại 3 điểm tại quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình (Hà Nội) và kết quả có 3 ca nghi ngờ dương tính Sars-CoV-2. Hiện, 3 trường hợp này vẫn chờ xét nghiệm lại bằng kỹ thuật Realtime PCR.
Test nhanh COVID-19 o Ha Noi: Duong tinh roi am tinh... co nen lam xet nghiem?
Test nhanh COVID-19 có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn. Ảnh minh họa. 
Với nhiều ý kiến về kết quả dương tính giả liên quan đến test nhanh COVID-19 đang được Hà Nội thực hiện, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội cho biết, việc test nhanh này để giúp phát hiện sớm các ca nghi ngờ trong cộng đồng và sau đó, tiến hành xét nghiệm khẳng định ở labor bằng kỹ thuật Realtime PCR.
"Xét nghiệm nhanh này không phải để xác định dương tính của một ca bệnh mà chỉ có giá trị sàng lọc xem ai có khả năng mắc bệnh cao. Vì chỉ mang giá trị sàng lọc nên phải lấy mẫu tiếp để mang đi xét nghiệm khẳng định và không phải trường hợp nào sau khi xét nghiệm lại cũng dương tính", ông Tuấn nhận định.
Hiện nay, Việt Nam có 2 nhánh xét nghiệm: Một là phải sử dụng máy móc để tìm ra sự hiện diện của virus trong cơ thể với độ chính xác rất cao (nếu được thực hiện đúng). Hai là phát hiện kháng thể khi cơ thể đã bị nhiễm virus sau một thời gian (ít nhất là 3 ngày). Trong nhánh thứ hai này, có loại xét nghiệm nhanh, kết quả đọc được trong vòng 10-15 phút và không cần máy móc. Tại Việt Nam hiện đã nhập khẩu sản phẩm test nhanh COVID-19 từ Hàn Quốc.
Test nhanh COVID-19 có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn (Độ nhạy khoảng 65 – 80% và cơ thể càng bị nhiễm lâu càng nhạy; độ đặc hiệu khoảng 60 – 70% vì phản ứng chéo với kháng thể sinh ra đối với các loại vi rút, vi khuẩn khác).
Điều đó có nghĩa là xét nghiệm nhanh có tỷ lệ trên 20% là vừa nhầm vừa sót. Xét nghiệm nhanh có thể nhầm (xét nghiệm cho kết quả dương tính nhưng thực chất dương với loại vi rút, vi khuẩn khác) và cũng bỏ sót người đã bị nhiễm nhưng chưa phát bệnh hoặc mới phát bệnh (ít hơn 3 ngày).

Mời độc giả theo dõi video "Bản tin Toàn cảnh phòng chống dịch COVID-19 ngày 31/3/2020". Nguồn: VTV24.

Vì vậy, loại xét nghiệm nhanh sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong tình huống đã có rất nhiều người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm để lọc ra những người đã mắc bệnh nhiều ngày (hơn 3 ngày) để tập trung theo dõi, điều trị. Bộ Y tế đã cho nhập một số lượng để dự phòng cho tình huống này.
Hiện thành phố Hà Nội đã sử dụng xét nghiệm nhanh COVID-19 để sơ bộ đánh giá mức độ lây lan để từ đó có phương án ứng phó phù hợp.
Test nhanh COVID-19 o Ha Noi: Duong tinh roi am tinh... co nen lam xet nghiem?-Hinh-2
Thảo Nguyên