Bạn mua đồ ngoài khả năng kinh tế
Mua những món đồ nằm ngoài khả năng kinh tế sẽ khiến bạn rơi vào cảnh nợ nần. Theo tỷ phí Zay-Z “Nếu bạn không thể mua một món đồ 2 lần thì tức là bạn không đủ khả năng mua nó”. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi mặt hàng ngoại trừ bất động sản.
Nếu bạn dùng hết tháng lương của mình để mua 1 chiếc điện thoại, vậy nếu nó hỏng bạn sẽ không còn tiền để mua chiếc thứ 2. Nếu dùng hết tiền để mua điện thoại, vậy các chi phí sinh hoạt khác bạn lấy tiền đâu để bù vào?
Tiết kiệm sai cách
Nếu bạn không có một khoản tiền để dành để sử dụng khi cần kíp thì bạn cũng rất dễ rơi vào cảnh nợ nần. Nếu có tình huống bất ngờ cần dùng đến tiền, bạn sẽ phải đi vay. Tốt nhất là hãy tiêu số tiền còn lại sau khi tiết kiệm thay vì tiết kiệm số còn lại sau khi tiêu.
Thường xuyên vứt đồ ăn quá hạn
Việc bạn thường xuyên phải vứt đồ ăn quá hạn chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề trong việc lên thực đơn và mua sắm. Bạn mua quá nhiều nhưng lại không dùng đến. Đó là một sự lãng phí. Việc bạn vứt đồ ăn không khác gì bạn đang vứt tiền của mình đi.
Bạn sợ mạo hiểm
Bạn đang có một công việc cho bạn thu nhập ổn định ngay cả trong mùa dịch, điều đó thật may mắn. Nhưng nếu bạn muốn giàu hơn, kiếm nhiều tiền hơn bạn phải chấp nhận mạo hiểm. Né tránh và chọn cách sống an toàn thì bạn không bao giờ giàu được.
Bạn dễ bị “lung lạc”
Bạn có lối sống tiết kiệm nhưng nếu xung quanh bạn có nhiều người chuyên vung tay quá trán, đam mê shopping thì bạn rất dễ bị lung lạc. Muốn thoát khỏi lối sống tiêu xài phung phí, bạn cần tỉnh táo nhắc nhở bản thân về mục tiêu giàu có.
Bạn sống vì hôm nay thay vì ngày mai
Cuộc sống hàng ngày của bạn có quá nhiều nhu cầu và các khoản phải chi. Nó khiến bạn rất khó để nghĩ về quỹ lương hưu hay cuộc sống xa xôi trong tương lai. Hóa đơn phải trả, con cái phải ăn, quần áo mới cần mua,… Đôi khi chúng ta có xu hướng quá nuông chiều bản thân, cứ sống cho hôm nay rồi mai tính sau. Nếu sống vì hôm nay một cách thái quá có thể khiến bạn nợ nần.
Điều bạn cần làm lúc này là thay đổi từ duy “mua bây giờ, lo sau” thành “tiết kiệm bây giờ, giàu sau”.
Theo Trần Thu Thủy/Khoevadep