Đạo diễn Roman Polanski
Sự nghiệp điện ảnh lừng lẫy với vô số giải Oscar, Quả Cầu Vàng, Cesar, BAFTA, Berlin Film Festival, đạo diễn người Ba Lan Roman Polanski được coi là một trong vài nhà làm phim quốc tế thực sự.
|
Roman Polanski (trái) và người mẫu nhí Samantha Geimer, người bị ông hiếp dâm năm 13 tuổi. |
Thế nhưng sự biến thái trong suy nghĩ và hành động đã khiến danh tiếng của ông hoen ố mãi không thể tẩy xóa. Đó là vào ngày 11/3/1977, Polanski, lúc đó 43 tuổi, đã lạm dụng tình dục bé gái 13 tuổi, Samantha Geimer, trong một buổi chụp hình cho tạp chí Vogue Pháp ở Los Angeles. Ông đã bị buộc 6 tội danh trong đó có tội hiếp dâm. Ngay đêm trước khi Polanski bị tuyên án, ông lên máy bay trốn sang Pháp, nơi ông cưới vợ, có hai con và không bao giờ trở lại nước Mỹ.
Hơn 32 năm sau, tháng 9/2009, vị đạo diễn tai tiếng bị cảnh sát Thụy Sĩ bắt theo yêu cầu của nhà chức trách Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn về một bộ phim tài liệu sau đó, Polanski đã xin lỗi nạn nhân mà ông hiếp dâm hơn 30 năm trước và tỏ ra hối hận vì hành động xấu xa của mình “Cô ấy là nạn nhân của tôi và cũng là nạn nhân của truyền thông”.
Sau scandal hiếp dâm đó vị đạo diễn sinh năm 1933 vẫn tiếp tục làm phim và gây tiếng vang với The Pianist (2002). Nhờ bộ phim này ông giành được 3 giải Oscar trong đó có giải Đạo diễn xuất sắc cùng nhiều giải thưởng quốc tế danh giá khác.
Sau 3 thập kỷ trốn chạy ở Mỹ, năm 2009, ở tuổi 76, khi tới nhận giải thành tựu cuộc đời tại Liên hoan Phim Zurich, ông đã bị bắt và tạm giam 67 ngày. Sau khi nộp 4,5 triệu USD tiền tại ngoại, ông được phép ra tù và sống tại căn biệt thự của mình ở Zurich dưới sự giám sát của nhà cầm quyền và phải đeo thiết bị theo dõi ở chân trong vòng 9 tháng. Sau đó ông được chính quyền Thụy Sĩ phóng thích chứ không bị dẫn độ về Mỹ theo yêu cầu của chính phủ Mỹ.
|
Roman và người vợ quá cố Sharon Tate. |
Cuộc đời của Roman Polanski phải nói là đầy những bất hạnh khi mẹ ông (người Ba Lan gốc Do Thái) bị chết trong lò hơi ngạt, vợ ông, diễn viên Sharon Tate, bị một nhóm tội phạm giết khi đang mang thai năm 1969 và scandal do chính ông gây ra khiến mọi tài năng và giải thưởng của ông đã bị lu mờ bởi tai tiếng.
Brad Davis (6/11/1949 – 8/9/1991)
Nổi tiếng sau vai chính trong bộ phim Midnight Express năm 1978, Brad Davis nổi danh và trở thành cái tên diễn viên được nhiều người nhắc tới vào cuối những năm 70. Nhờ vai diễn này, Brad cũng giành được giải Quả Cầu Vàng Ngôi sao của năm và Nam diễn viên xuất sắc. Sự nghiệp của nam diễn viên sinh năm 1949 hanh thông và không gặp trở ngại gì nhưng ngược lại cuộc sống riêng của Brad lại rất chông chênh.
|
Brad Davis. |
Mặc dù kết hôn với nữ đạo diễn Susan Bluestein và có một con chung, Brad Davis công khai thừa nhận mình quan hệ với cả đàn ông và là người lưỡng tính.
Những mối quan hệ tình ái bừa bãi đã khiến Davis bị nhiễm HIV vào năm 1985 lúc mới 36 tuổi. Tuy nhiên, nam diễn viên đã giữ kín bí mật này cho tới trước khi ông qua đời không bao lâu vào năm 41 tuổi với lý do không muốn bị ảnh hưởng tới công việc và có điều kiện làm việc để hỗ trợ gia đình.
Mặc dù gia đình tuyên bố ông qua đời vì căn bệnh AIDS, nhưng thực tế, Davis tử vong vì dùng ma túy quá liều. Lúc sắp chết vì AIDS, vì quá đau, Davis đã tự ý rời khỏi viện và chọn cách dùng ma túy quá liều để kết thúc cuộc sống.
Brian Keith (14/11/1921 – 24/6/1997)
|
Brian Keith |
Nam diễn viên Brian Keith là một ngôi sao truyền hình, điện ảnh nổi tiếng suốt 6 thập kỷ liền. Những bộ phim như The Parent Trap, With Six You Get Egg Roll, The Russians Are Coming, the Russians Are Coming, A Family Affair … đã tạo nên tên tuổi lừng lẫy của nam diễn viên sinh năm 1921.
Đến những năm 90, khi đã lớn tuổi, Keith vẫn tham gia đóng phim nhưng không thành công như lúc trước. Sự nghiệp đi xuống, vụ tự tử của con gái và căn bệnh ung thư, khí thũng đã kéo ông vào vũng lầy trầm cảm. Hậu quả là ông đã tự kết liễu đời mình bằng một phát súng vào ngày 24/6/1997 lúc 75 tuổi.
Christopher Reeve (25/9/1952 – 10/10/2004)
Nam diễn viên Christopher Reeve ghi dấu ấn với khán giả và trở thành ngôi sao nổi tiếng
Hollywood nhờ nhân vật siêu nhân trong bộ phim truyền hình hành động
Adventures of Superman vào năm 1977.
|
Christopher Reeve. |
Tuy nhiên, danh tiếng của Superman (Siêu nhân) chỉ kéo dài được vài năm từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80. Sau khi bộ phim này hết “hot”, Reeve ít khi xuất hiện trên phim ảnh mà dành thời gian cho những sở thích khác như cưỡi ngựa. Năm 1995, khi đang tham gia cuộc đua ngựa, Reeve bất ngờ bị ngựa hất ngã và từ đó anh bị liệt.
|
Reeve vẫn miệt mài lao động nghệ thuật khi bị liệt phải ngồi trên xe lăn. |
Tai nạn đó không làm Reeve nhụt chí, anh vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê điện ảnh, tiếp tục diễn xuất dù phải ngồi trên xe lăn. Tuy nhiên sức khỏe của Reeve ngày càng xấu đi và năm 2004 anh đã qua đời năm 52 tuổi do những biến chứng liên quan tới chứng liệt.
Robin Williams (21/7/
1951 – 11/8/2014)
Cống hiến cho khán không biết bao nhiêu tiếng cười qua những vai diễn để đời như Good Morning, Vietnam, Mrs. Doubtfire, Good Will Hunting… nhưng ẩn sâu trong con người Robin Williams luôn là sự cô đơn, lo lắng đến mức trầm cảm.
|
Robin Williams |
Những giải thưởng danh giá như Oscar, Quả Cầu Vàng, Emmy, Grammy… cùng những lời khen ngợi của khán giả đã không thể ngăn Robin lao vào những thói nghiện ma túy, rượu để nhiều lần phải đi cai nghiện.
Là người nổi tiếng nhân hậu và hào phóng với những người trong gia đình và cả người không quen biết, thế nên khi thấy gia đình đang trong tình trạng khó khăn về tài chính, ông luôn đau đáu một nỗi lo. Ngoài việc rao bán bớt một căn biệt thự, ngôi sao 63 tuổi lao vào ký hợp đồng những bộ phim mà bản thân ông không muốn đóng. Nhưng vì tiền, vì gia đình, ông chấp nhận.
Nhưng chứng trầm cảm bấy lâu nay, cộng thêm những áp lực kinh tế đã khiến ông nghĩ quẩn, thắt cổ và cắt cổ tay tự tử vào đêm 10/8, kết thúc cuộc đời trong sự tiếc nuối của người thân và hàng triệu người hâm mộ.
Bảo Tâm (TH)