Làm người quá mệt mỏi, là vì bạn đã rơi vào ba “cái bẫy” này

Google News

Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, hãy xem mình có đang rơi vào một trong ba cái bẫy này không nhé!

Cái bẫy của dục vọng
Dục vọng là cái hố khó mà lấp lại đầy trong tâm con người, có rất nhiều người không thể dừng bước khi đối diện với dục vọng. Khi không có tiền, trong lòng chỉ muốn có thể kiếm tiền lương đủ để xài là được rồi; khi không có nhà cửa, thì mơ ước có một không gian riêng của mình.
Nhưng khi có một chút tài sản tiền bạc nhất định, thì lại muốn có tài sản tiền bạc nhiều hơn; khi mình đã có một ngôi nhà đàng hoàng rồi, lại cố gắng kiếm thêm biệt thự và xe sang. Đây chính là biểu hiện bên ngoài của tham vọng, luôn cảm thấy không đủ của con người.
Lam nguoi qua met moi, la vi ban da roi vao ba “cai bay” nay
Ảnh minh họa. 
Một người không thể dừng bước trước dục vọng, cho nên, họ cảm thấy rằng việc theo đuổi của mình không đạt được thỏa mãn, vì vậy, những người đã rơi vào cái bẫy của dục vọng, họ đều sẽ cảm thấy làm người quá mệt mỏi, mỗi ngày đều muốn có thêm những điều tốt đẹp hơn, rồi bởi vì không thể nào có được, cho nên lại than ngắn thở dài, sầu đau không dứt.
Cái bẫy tự cao
Một số người rất thích khoe khoang, so sánh và thích theo đuổi những điều không thực tế, cho nên khi họ không đạt được sự thỏa mãn về kiểm soát, họ sẽ cảm thấy chán nản thất vọng và cảm thấy rất mệt mỏi. Ngược lại một số người, thích tự cho rằng bản thân mình đúng, họ cảm thấy rằng mình là một nhân vật vô cùng tuyệt vời.
Ví dụ, dựa vào chuyện mình đã từng học tại một trường đại học trọng điểm, thì tự nghĩ mình là một nhân tài, nên kén chọn hết công việc này đến công việc khác, tùy tiện nhảy việc. Có nhà tuyển dụng phân tích, nhiều người nhảy việc là do muốn thể hiện giá trị cá nhân của họ tại nơi làm việc, và đó cũng là một bước quan trọng trong phát triển sự nghiệp tại nơi làm việc của họ.
Tuy nhiên, những người đã rơi vào cái bẫy tự cho rằng bản thân mình đúng, lại không thể nhận ra được quan niệm sai lầm của bản thân, nên họ thường mù quáng quyết định, muốn nhảy việc là cứ nhảy việc, thế là kết quả không như mong muốn, và không thể nào có được đãi ngộ như công việc ban đầu. Những người như vậy sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Cái bẫy ganh đua so sánh lẫn nhau
Trong kết giao giữa người với người, có rất nhiều khi đó là một dạng ganh đua so sánh. Người có ít tiền sẽ so sánh với kẻ không có tiền, từ đó đạt được sự thỏa mãn dối trá; người có tiền, sẽ so sánh với kẻ có rất nhiều tiền hơn nữa, từ đó lại thất vọng buồn bã; khi con cái lớn lên rồi, lại so sánh những thành tựu của chúng với nhau; trong cùng một đơn vị, sẽ có sự so sánh mức lương và chức vị của bản thân với một đối tượng nào đó; một số người thậm chí còn đem thiên tình sử của mình so sánh với người yêu của họ để từ đó có được sự hài lòng kỳ lạ…
“Ngoài núi này có núi xanh hơn, ngoài tòa nhà này có tòa nhà khác, núi này cao có núi khác cao hơn”, nhiều khi, việc ganh đua so sánh không đạt được mục đích, khi sự thể hiện của bản thân không đạt được thắng lợi, thì sẽ khó tránh khỏi việc cảm thấy lòng mệt mỏi, sẽ khó tránh khỏi trở nên mất cân bằng, và cũng chắc chắn sẽ cảm thấy rằng cuộc sống của mình không được như ý như những người khác. Những người như vậy, thực đúng là đã rơi vào cái bẫy so sánh lẫn nhau rồi.
Ba cái bẫy này thực sự là ba loại “mê hồn trận” trong cuộc sống của chúng ta, và mọi người đều chìm đắm trong đó mà không hề hay biết. Do đó, con người không thể sống như thế, chúng ta nên hiểu rằng, làm người mệt mỏi thật ra là một căn bệnh của tâm, mà tâm bệnh cần được chữa trị bằng tâm dược.
Tâm an là phúc, lương thiện là chân, khoan dung khiêm nhường là gốc rễ của việc làm người. Tâm an, mọi sự đều an!
Theo Hương Giang/Khỏe & Đẹp