Không có kẻ thù nào to lớn và nguy hiểm bằng chính bản thân ta. Tà ý xấu xa vốn là kẻ thù tiềm ẩn lớn nhất của đời người mà tự ta khó vượt qua nổi. Thật là nghịch lý khi bao khó khăn, thử thách, gian nan do khách quan mà nhờ tinh thần, ý chí quyết tâm ta đều vượt qua. Nhưng, khi trong tâm có bệnh thì lại chịu thua, như dao sắc không gọt được chuôi vậy.
Đúng như nhận định trong thế giới có bốn điều tự hủy hoại là: Cây nhiều hoa, quả nặng quá, sẽ gãy cành, rắn độc mang nọc độc nhưng lại bị giết để lấy nọc, kẻ làm việc nước không hiền tài, thì sẽ hại dân hại nước, kẻ làm điều bất thiện sẽ bị quả báo, cho nên sách Kinh dạy rằng: "Sự độc ác do tâm sinh ra, sẽ quay lại tự hại bản thân mình, cũng như sắt tạo ra chất gỉ rồi chất han gỉ ấy sẽ tiêu hủy dần thân hình của sắt". Suy nghĩ xa hơn và kỹ hơn về giáo lý ấy thì càng rõ, nếu ta không vượt qua được chính bản năng của mình thì lương tâm và trí tuệ, lương tâm và trí tuệ của ta cũng sẽ bị xói mòn mục ruỗng, chẳng mấy chốc mà thành phế nhân.
Ngạn ngữ vẫn cho rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nội dung bên trong hoặc phần tinh thần không nhìn thấy được ấy mới quyết định bản chất của một chính nhân thực thụ, bởi đơn giản là: "Con người biểu lộ tính ưu việt của mình ở bên trong, chỉ có con vật mới lộ ra bên ngoài thôi".
|
An yên đi qua giông bão của đời người. |
1. Xác định và kiên trì tín niệm
Niềm tin, tín niệm là một loại sức mạnh. Nó có thể đem năng lượng bình thường của suy nghĩ chuyển đổi thành sức mạnh tinh thần và tạo thành sự thực.
Tín niệm còn giúp con người kiên trì đến cuối cùng với con đường đã lựa chọn của mình.
2. Thoát ly khỏi sự sợ hãi
Đời người có bảy loại sợ hãi căn bản chính là nghèo khổ, sợ bị phê bình, sợ bệnh tật, sợ mất đi tình yêu, sợ mất đi chính mình, sợ già và sợ chết.
Người làm “nô dịch” cho những nỗi sợ hãi này sẽ không thực sự giàu có, thực sự tự do. Đời người nên thuận theo duyên, đừng cưỡng cầu, sợ hãi mất đi thứ này, mất đi thứ kia, thuận theo duyên là một loại cảnh giới cao!
3. Mở lòng chia sẻ với người khác
Mọi người vẫn thường nói, niềm vui, niềm hạnh phúc khi có người khác chung vui thì sẽ được nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ cũng sẽ vơi đi một nửa. Chia sẻ chính là con đường khiến mọi người xích lại gần nhau hơn, là một loại hạnh phúc thực sự. Cho người khác, đến cuối cùng cũng chính là nhận lại!
Người có thể thản nhiên cho đi, không suy tính được mất, thiệt hơn, thực sự là người có tu dưỡng.
4. Thiết lập mối quan hệ hài hòa với mọi người
Điều quan trọng hàng đầu của mỗi người là phải kiến lập được nội tâm hài hòa, bình tĩnh. Chỉ cần bảo trì được nội tâm bình tĩnh, bạn sẽ dễ dàng thành lập được mối quan hệ hài hòa với mọi người xung quanh.
Người luôn chân thành đối đãi với người khác thì cuối cùng cũng đắc được lợi ích, giúp đỡ người khác kỳ thực cuối cùng cũng là giúp chính bản thân mình.
5. Tự khắc chế, nghiêm khắc với bản thân
Khổng Tử dạy, người quân tử chân chính đối với bản thân vô cùng nghiêm khắc, đối với người khác lại vô cùng bao dung.
Người có thể tự khắc chế bản thân, soi xét mọi hành vi, lời nói của bản thân mình thì sẽ không dễ phạm sai lầm. Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, gặp thử thách, họ sẽ không dễ dàng đánh mất bản thân mình.
Người có thể tự khắc chế bản thân trong mọi hành vi, lời nói thì chính là đang trong quá trình tu dưỡng bản thân mình, đạt cảnh giới cao hơn!
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):
Theo Khỏe & Đẹp