Tích vàng chỉ dành cho vài năm, tích điều này mới để mãi muôn đời

Google News

Ai cũng muốn có cuộc sống sung túc, đủ đầy. Nhiều người mải chạy theo những thứ xa hoa phù phiếm mà quên những giá trị đích thực trong cuộc sống. Hãy đọc 2 mẩu chuyện dưới đây và suy ngẫm!

Câu chuyện từ ngàn đời truyền lại
Năm xưa, có một vị quan thời Minh trong khi kiểm tra lại ngân khố địa phương thì thấy thừa ra 34 vạn lượng vàng. Số vàng này vốn dùng để trả lương cho quân sĩ, nhưng do lâu ngày không có chiến tranh, nhiều binh sĩ giải ngũ nên lương tồn đọng lại thành con số khổng lồ như vậy.
Số tiền này trong sổ sách được ghi là đã chi tiêu, triều đình không một ai hay biết. Viên quan này định báo cáo lại lên triều đình để thu hồi lại số vàng còn tồn đọng trên.
Tich vang chi danh cho vai nam, tich dieu nay moi de mai muon doi
Ảnh minh họa. 
Một vị đồng liêu thấy vậy liền khuyên rằng: "Tiền này không phải lấy của dân, cũng không phải là lạm vào quốc khố của triều đình. Ngài có bốn đứa con, sao không giữ lại 4 vạn lượng để dành cho mỗi đứa 1 vạn lượng, gửi lại triều đình 30 vạn lượng, triều đình vừa thu hồi lại được kim ngân, gia đình cũng có chút tích lũy".
Viên quan nghe thấy vậy liền cười nói: "Tôi làm quan thanh liêm đã hơn chục năm, tích được chút phúc đức cho con cháu, nếu giờ làm như vậy, chẳng phải uống phí hơn chục năm giữu gìn sao?". Sau đó ông nộp lại toàn bộ số tiền cho triều đình, không giữ lại dù chỉ một đồng.
Từ đó, danh tiếng của ông ngày càng vang xa, mọi người đều tán dương ông đúng là một bậc chính nhân quân tử. Sau đó ông không ngừng được cất nhắc, chức vị càng ngày càng lớn. Con cái cũng học theo đức tính tốt của ông, ai cũng có chức vị trong triều đình, hưng thịnh nhiều đời.
Lại có một viên quan triều Thanh rất giỏi vơ vét mồ hôi nước mắt nhân dân, tham ô tích trữ được rất nhiều tiền tài. Sau bị truy tố, bãi miễn chức quan. Hắn về quê mua mười vạn mẫu ruộng tốt, trở thành kẻ giàu có nhất tại địa phương.
Kẻ này chỉ lo kiếm tiền bất chính, không lo tích đức, dạy dỗ con cái, ai cũng cho rằng không sớm thì muộn hắn sẽ bị báo ứng.
Hắn chỉ có một đứa con trai và một đứa cháu. Cả nhà ai cũng chỉ lo ăn chơi, tiêu xài hoang phí. Sinh lực bị tổn hại, cả con và cháu hắn đều đoản mệnh mà chết. Sau khi con cháu chết, hắn cũng hết sức đau lòng, không lâu sau cũng lâm trọng bệnh mà mất, gia sản cũng nhanh chóng tiêu tan.
Trước khi chết, hắn có trăng trối lại rằng: "Ta làm quan chức vị không hề nhỏ, gia sản cũng không ít, nhưng cuối cùng lại tuyệt tự, gia đạo suy sụp, trắng tay vẫn hoàn trắng tay, đây quả là báo ứng!".
Tích đức là tích cho muôn đời
Luật nhân quả không trừ một ai. Quả quýt dày thì ắt có móng tay nhọn. Vậy nên sống trên đời đừng mong lừa gạt được ai quá lâu. Sống trên đời này đều có luật nhân quả, gieo nhân nào gặt quả ấy.
Chỉ có tích đức, làm việc thiện ngay từ hôm nay, lợi ích lâu dài sau này sẽ không thể nào đo đếm được. Ta thấy rằng, vị quan nhà Minh nhờ giữ vững được danh tiết, không chỉ cả đời phú quý an khang, mà muôn đời con cháu sau này cũng sung túc.
Còn viên quan thời Thanh, không từ thủ đoạn vơ vét của cải, tuy có thể làm lợi được ngay tức thì, nhưng cuối cùng không những tán gia bại sản mà còn chẳng có con cháu thờ phụng. Vậy mới biết, tích vàng có thể mang lợi vài năm, nhưng sao có thể sánh được với cái lợi muôn đời của tích đức.
Sống trên đời, phải biết tích đức, không chỉ cho bản thân mà còn là phúc phần của con cháu sau này. Khi làm được việc tốt nhỏ, cũng khiến chúng ta vui vẻ cả ngày. Ngược lại, làm điều xấu dù thời gian có trôi qua lâu, tâm vẫn không yên, luôn bồn chồn lo lắng.
Phúc phận do đức mà thành, tu nhân tích đức cõi đời, đắc Đạo thành tiên trở về Trời. Hãy nhớ rằng, ác giả ác báo, người ức hiếp người khác, con cháu của họ sẽ gặp báo ứng, hoặc cuối đời hay kiếp sau cũng sẽ chịu nghiệp báo đeo thân.
Theo Đậu/Khỏe Đẹp