Trang mạng
Military Parade (trụ sở ở Moscow) mới đây đã tiết lộ thêm một số thông tin về
tàu sân bay nội địa đang được Trung Quốc đóng ở Đại Liên và Thượng Hải.
Trong bài viết đăng tải hôm 28/2, trang mạng này cho biết, chiếc tàu đầu tiên – mang tên tạm thời là 001A được thiết kế bởi Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc – được xây dựng tại nhà máy Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Tàu
001A trang bị máy phóng thủy lực, có tải trọng lớn hơn tàu sân bay Liêu Ninh – vốn được cải tạo từ tàu sân bay Varyag đóng dưới thời Liên Xô.
|
Thiết kế tàu sân bay Ulyanovsk.
|
Chiếc thứ 2 được gọi tạm là 002 được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Giang Nam trên đảo Trường Hưng, Thượng Hải. Nó có thể được trang bị động lực hạt nhân, có kích thước tương tự tàu sân bay USS Kitty Hawk với lượng giãn nước khoảng 61.351 tấn và sẽ lớn hơn 5% so với tàu 001A.
“Tàu 001A và 002 được thiết kế dựa trên bản vẽ tàu sân bay lớp Ulyanovsk chưa hoàn thành của Liên Xô”, Military Parade cho biết. Trong đó, tàu 002 sẽ có 4 máy phóng thủy lực, trong khi 001A chỉ có 2. Các tàu 001A có thể được đặt theo tên tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc, Sơn Đông.
Cũng theo trang mạng này, tàu sân bay Sơn Đông có thể gia nhập Hải quân Trung Quốc vào năm 2018. Và nước này có kế hoạch xây dựng tổng cộng 4 chiếc tàu sân bay. Sau khi hoàn thành, Hải quân Trung Quốc có thể thiết lập 4 nhóm chiến đấu tàu sân bay để mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.
Ulyanovsk là lớp tàu sân bay hạt nhân được thiết kế dưới thời Liên Xô, khởi đóng tại nhà máy Nikolayev 444, Ukraine.
Lớp tàu này có lượng giãn nước 75.000 tấn, dài 321,2m, có thể chở được 68 máy bay gồm 44 chiếc Su-33, 6 máy bay cảnh báo
Yak-44 và trực thăng săn ngầm. Theo thiết kế, Ulyanovsk sẽ trang bị boong phóng kiểu nhảy cầu và 34 máy phóng thủy lực với khả năng "bắn" phương tiện nặng 50 tấn lên bầu trời.
Tuy nhiên, do Liên Xô tan rã nên dự án chỉ hoàn thành 20% khối lượng công việc thì phải dừng vô thời hạn. Không loại trừ khả năng thiết kế Ulyanovsk đã bị Ukraine bán cho Trung Quốc. Trước đó, chính quốc gia này đã bán khoảng 30 công nghệ quân sự tối tân của Liên Xo cho Trung Quốc.
Hoàng Lê