Trung Quốc sẽ sớm tự chủ sản xuất động cơ máy bay chiến đấu?

Google News

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia hàng không nhận định, Trung Quốc đang dần hoàn thiện ngành công nghiệp chế tạo động cơ phản lực của nước này.

Tờ Wantchinatimes dẫn lời chuyên gia hàng không Bradley Perrett cho hay, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đang dần làm chủ các công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất động cơ phản lực nội địa trang bị cho các máy bay chiến đấu của nước này.
Trong bài viết mới nhất của mình, Bradley Perrett đã nhận định rằng, Trung Quốc đang sở hữu một số lượng lớn kim loại hiếm rheni được sử dụng trong công nghệ chế tạo các động cơ tuốc bin phản lực. Nếu Trung Quốc sở hữu và sử dụng kim loại trên để sản xuất mới hay nâng cấp sửa chữa các động cơ phản lực, thì nước này cần ít nhất 5 tấn rheni trong một năm.
Mẫu động cơ WS-10 do tổng công ty công nghiệp hàng không Thẩm Dương, Trung Quốc chế tạo.
Số lượng rheni trên chiếm khoảng 10% sản lượng rheni trên toàn thế giới, nó có thể so sánh ngang ngửa với số lượng rheni được Mỹ sử dụng trong chương trình máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35. Ngoài ra kim loại trên còn được sử dụng trong nghành công nghiệp hóa dầu.
Bradley Perrett cho biết, các công ty khoáng sản Trung Quốc đang ra sức thu mua hết mức các nguồn cung cấp khoảng sản để phục vụ cho nghành công nghiệp dân sự lẫn quân sự của họ.
Mặc dù vậy, mục đích duy nhất của Trung Quốc khi nhập số lượng lớn rhenium là để phục vụ cho ngành công nghiệp hàng không của nước này. Rheni có thể được sử dụng trong quá trình luyện kim để tạo nên các bộ phận làm bằng hợp kim niken được dùng để chế tạo các cánh quạt của động cơ tuabin phản lực và một đặc điểm khác là nó có độ bền cao cũng như có thể hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao.
Theo đánh giá của các kỹ sư hàng không thế giới thì Trung Quốc đã có thể chế tạo được các bộ phận quan trọng trong động cơ phản lực thay vì phải nhập khẩu trước đây, nhưng nó chi đáp ứng được 10% nhu cầu sản lượng của Trung Quốc hiện tại. Chính vì vậy yếu tố còn lại giúp Trung Quốc hoàn thiện ngành công nghiệp hàng không chỉ còn là vấn đề thời gian.
Kim loại hiếm Rhenium có nhiệt độ nóng chảy ở 3.182 độ C lớn hơn nhiều nếu so với 1.455 độ C của niken, được biết công nghệ trên có thể sẽ được áp dụng trong việc chế tạo động cơ WS-10 Taihang. Mẫu động cơ được trang bị cho các máy bay chiến đấu J-10 và J-11 của Trung Quốc.
Trà Khánh