Đề cao tính tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức Hội

Google News

Trong nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền đặt cơ sở cho việc huy động sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân và mọi thành phần kinh tế.

Liên hiệp Hội Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội, tập hợp hơn 3 triệu trí thức trong và ngoài nước trải dài ở 63 Liên hiệp Hội địa phương, 76 hội ngành trung ương, trên 500 tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc.
Có thể nói đây là nơi tập hợp trí thức khoa học hùng hậu của nước nhà, nhưng thực tế cho thấy Nhà nước chưa khai thác hết tiềm năng, trí tuệ của lực lượng trí thức này.
De cao tinh tu nguyen, tu chu, tu chiu trach nhiem cua to chuc Hoi
PGS, TS. Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hôi Y học Việt Nam tham luận tại Đại hội đại biểu Đảng bộ LHHVN lần thứ IX. 
Từ thời kì đổi mới 1986 đến nay đã phát triển mau chóng của các Tổ chức Hội ở cả trung ương lẫn địa phương. Nếu trước năm 1986, cả nước chỉ có chưa tới 100 tổ chức Hội thì nay tính đến cuối năm 2019 nước ta đa có hơn 500 Hội, Hiệp hội… ở Trung ương, hơn 5000 Hội cấp tỉnh và hàng 100.000 hội ở cấp Huyện, Xã, Cùng với sự phát triển các tổ chức Hội, phi chính phủ nước ngoài vào nước ta cũng gần 500 tổ chức (Thông qua hình thức:Cơ quan đại diện, văn phòng các dự án PCP nước ngoài ., các quỹ xã hội nhân đạo ,từ thiện….), làm cho quá trình huy động sự tham gia của các Tổ chức Hội càng lớn và cũng trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của luật pháp quản lý Hội trong điều kiện mới, Đảng, Nhà nước đã chủ trì xây dựng dự án Luật về Hội, từ đầu những năm 2000, song đến nay mặc dù đã đưa trình dự luật về Hội ra 2 kỳ họp của Quốc Hội khóa XIII, nhưng vẫn chưa được Quốc Hội thông qua, và yêu cầu tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý nhà nước bằng pháp luật, thì đây vẫn là một vấn đề chưa hoàn chỉnh của nhà nước ta. Thực trạng này còn có thể kéo dài sang nhiệm kỳ Quốc Hội mới khóa XV.
Do hiệu lực pháp lý trong quản lý nhà nước về Hội, còn chưa đúng tầm trong nhà nước pháp quyền và nhất là Việt Nam đã tham gia hội nhập toàn diện với thế giới, nên yêu cầu cần đảm bảo các giá trị pháp lý cao, đề tránh các lỗi không cần thiết, theo tôi cần tập trung giải quyết ưu tiên việc ban hành Luật về Hội trong một tương lai gần.
Thực tế cho thấy mô hình bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về Hội còn rườm rà, phức tạp, chồng chéo, phân tán giữa Bội Nội Vụ với các Bộ, ngành, thứ hai là hệ thống các văn bản quản lý nhà nước còn chồng chéo, quy định còn phức tạp, nhiều thủ tục, cần nhiều thời gian để giai quyết với nhiều cơ quantham gia, nên quá chặt chẽ đầu vào.
Ngoài ra các quy định hỗ trợ hoạt động cho các Hội, việc chuyển giao một số nhiệm vụ công, nhất là một số dịch vụ sự nghiệp công chậm nhận được chuyển giao cho các Hội thực hiện, tuy điều này đã được xác định trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 và 2011-2020.
Vì vậy, tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, tinh giản khó khăn, thậm chí còn phình to, biên chế còn lớn. Nhất là khu vực dịch vụ sự nghiệp công lập hiện nay còn quá lớn, hiệu quả dịch vụ thấp, uy tín của khu vực công giảm sút.
De cao tinh tu nguyen, tu chu, tu chiu trach nhiem cua to chuc Hoi-Hinh-2
Lễ tổng kết trao giải cho các tác giả đoạt giải Sách vàng Sáng tạo VN năm 2020 do LHHVN phối hợp thực hiện.
Theo TS. Thang Văn Phúc (Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ), để khắc phục những khuyến khuyết hiện nay về quán lý nhà nước đối với tổ chức hoạt động Hội, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, cần nhận thức đúng, đầy đủ, khách quan tất yếu của thời kỳ phát triển mới của đất nước về 3 trụ cột phát triển: Nhà nước – Thị trường và xã hội, điều này đã được tổng kết và khuyến cáo trong báo cáo Việt Nam 2035 do Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới xây dựng. Do đó, vai trò tham gia của người dân, của toàn xã hội (đặc biệt là công tác hoạt động Hội đối với tiến trình quản trị đất nước tăng lên, nhà nước giảm dần sự can thiệp vào quá trình kinh tế - xã hội .
Trong đó tập trung vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô bằng chính sách, pháp luật và kiểm tra, kiểm soát toàn xã hội. Có nghĩa là tạo điều kiện cho sự thành lập các Hội, thuận tiện, đơn giản trên cơ sở đăng ký- công nhận, kiểm soát chặt chẽ kết quả hoạt động và phát huy hiệu quả. Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải thay đổi phương thức từ “quản lý chặt đầu vào” sang quản lý phát triển và kết quả hoạt động đầu ra của Hội. Phải sớm ban hành Luật về Hội trên sở sở điều chỉnh đối tượng của Luật.
Nên chuyển giao một số dịch vụ hành chính công và dịch vụ sự nghiệp công cho các Hội theo các phương thức: Hợp đồng thực hiện một số dịch vụ hành chính công và thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, nhà nước cấp kinh phí theo Hợp đồng; Thuê thực hiện tư vấn, phản biện các dự án, đề án của Nhà nước…
Nhà nước cũng cần có một Đề án lớn xác định những việc do các cơ quan nhà nước làm và phải làm, còn có việc thì chuyển giao cho Hội làm, có việc do cả nhà nước và tổ chức Hội cùng làm. Như vậy, sẽ cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy nhà nước các cấp, giảm nhẹ được tổ chức và biên chế.
Nhà nước nên lập Quỹ ngân sach dành cho các Tổ chức Hội hoạt động do Quốc Hội quản lý để thưc hiện hỗ trợ các tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ công do hợp đồng chuyển giao hoặc do các tổ chức xã hội đề xuất thưc hiện và được chấp thuận, thay thế cơ chế cấp kinh phí hàng năm như hành chính và bỏ cấp biên chế. Nhà nước khuyến khích các Hội, tổ chức xã hội thực hiện cơ chế này.
Nói như vậy, nhà nước cũng cần đổi mới phương thức quản lý về Hội, Đề cao tính tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức Hội, nhà nước có chính sách pháp luật đồng bộ để quản lý phát triển Hội, nhằm huy động nguồn lực xã hội to lớn cho các mục tiêu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập có hiệu quả với thế giới, đồng hành cùng thế giới…
BN/Vusta