Khám phá trực thăng lớn nhất TG một thời ở VN

Google News

(Kiến Thức) - Trong chiến tranh, chiếc Mi-6 đã hàng trăm lần cẩu các máy bay Mig-17, Mig-21, ra đa, pháo cao xạ, sơ tán ra khỏi vùng địch đánh...

  • Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-6 là loại máy bay khổng lồ, từng tồn tại trong Không quân nhân dân Việt Nam. Hiện Mi-6 được lưu giữ ở Bảo tàng Phòng không Không quân.
  • Mi-6 do hãng Mil Moscow thiết kế sản xuất từ giữa những năm 1950. Mi-6 cất cánh lần đầu tháng 9/1957, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 1959, được sản xuất khoảng 925 chiếc.
  •   Ở thời điểm Mi-6 ra đời tính tới năm 1960, Mi-6 được coi là trực thăng vận tải lớn nhất thế giới với tải trọng tới 12 tấn.
  • Năm 1961, trực thăng CH-47 ra đời với tải trọng 12,7 tấn thì kỷ lục này mới bị phá vỡ.
  • Mi-6 thiết kế cho vai trò vận tải hàng hóa, chở quân (70 lính cùng vũ khí), chở khách (65-90 người), cứu thương (41 cáng và 2 nhân viên y tế). Khi cần, Mi-6 còn dùng để chở xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh, xe ô tô thông thường hoặc cẩu pháo, dàn ra đa…
  •  Trực thăng vận tải Mil Mi-6 gia nhập Không quân Nhân dân Việt Nam vào năm 1965 trong Trung đoàn Không quân Vận tải 919.
  •  Hoạt động chủ yếu của Mi-6 gồm: chở hàng, chở quân, cẩu vũ khí cỡ lớn đem đi cất giấu, bảo quản, phục vụ phòng chống bão lụt…
  •  Trong trận lụt lớn ở miền Bắc cuối năm 1971, một số đoạn đê như đê Nhất Trai, Gia Lương (thuộc tỉnh Hà Bắc) bị vỡ gây thiệt hại lớn cho nhân dân. Mi-6 cẩu những tấm panel, rọ đá nặng hàng chục tấn ném xuống đoạn đê vỡ. Với sự hỗ trợ từ không quân, sau một tuần thì đoạn đê vỡ được hàn lại.
  • Trực thăng Mi-6 (Trung đoàn 919) cẩu panen hàn đê Gia Lương năm 1971. (Ảnh tư liệu)
  •  Cũng trong năm 1971, nhằm đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh phá đường 9 – Nam Lào. Phối hợp với các đơn vị khác của bộ đội ta, không quân vận tải đã sử dụng trực thăng Mi-6 vận chuyển pháo xe kéo 122mm cùng hàng trăm hòm đạn vào mặt trận Nam khu 4.
  • Trực thăng Mi-6 cẩu máy bay tiêm kích MiG-21 đi sơ tán. (Ảnh tư liệu)
  • Năm 1972, trực thăng Mi-6 cẩu 400 lần chiếc MiG-17/21 phục vụ yêu cầu cơ động chiến đấu và sơ tán, bảo quản máy bay. Mi-6 tham gia chuyển quân, chuyển lương thực, đạn dược phục vụ chiến trường.
Phạm Thủy