Trang mạng The Aviationist gần đây đã đăng tải thông tin khá chấn động, theo đó, dựa trên các hình ảnh được chụp tại trung tâm thử nghiệm không quân Tonopah Range vào tháng trước cho thấy máy bay chiến đấu tàng hình F-117 Nighthawk của Không quân Mỹ vốn đã được cho nghỉ hưu hơn 6 năm bất ngờ cất cánh trở lại.
Thông tin trên đã làm dấy lên một số đồn đoán về việc Không quân Mỹ đang âm thầm tái sử dụng lại huyền thoại một thời của mình cho các nhiệm vụ khác. Đơn cử như thử nghiệm một hệ thống radar mới có khả năng phát hiện các máy bay chiến đấu tàng hình của đối phương, hay sử dụng F-117 như một mẫu UCAV tấn công với hệ thống lái điều khiển từ xa.
Tuy nhiên giải thuyết được nhắc tới nhiều nhất là việc Quân đội Mỹ đang tiến hành hiện đại hóa F-117, trước khi đưa nó vào hoạt động trở lại.
|
Không quân Mỹ đang tiến hành kiểm tra khả năng hoạt động toàn bộ phi đội F-117 của mình sau một thời gian dài ngưng hoạt động.
|
Nhưng theo giải thích của Không quân Mỹ thì, đây chỉ là một hoạt động kiểm tra an toàn bay thông thường, và những chiếc F-117 vẫn được xét vào diện các máy bay chiến đấu được lưu trữ cho đến khi được lệnh tái hoạt động trở lại. Theo đó qui trình lưu trữ trên sẽ kéo dài tầm 4 năm, sau đó các máy bay sẽ được tiến hành tái kiểm tra khả năng hoạt động của mình trong khoảng thời gian từ 30-120 ngày.
Thông tin trên cũng được chuyên gia quân sự hàng đầu người Ba Lan - Dziennik Zbrojny xác nhận. Ông này cũng cho rằng việc những chiếc F-117 xuất hiên trở lại trên bầu trời Tonopah Range, chỉ đơn thuần là kiểm tra khả năng hoạt động những chiếc máy bay này.
Phi đội F-117 Nighthawk của Không quân Mỹ được chính thức ngưng sử dụng vào năm 2008 và vẫn được lưu trữ như một mẫu máy bay chiến đấu bổ sung trong các trường hợp cần thiết.
|
Có hay không việc Quân đội Mỹ tái sử dụng một mẫu máy bay tàng hình lỗi thời như F-117, nhất là trong bối cảnh cắt giảm ngân sách hiện tại?
|
Phân tích
Tuy nhiên giới phân tích đều thấy làm lạ khi một mẫu máy bay lỗi thời như F-117, được phát triển vào những năm 1970 và trang bị chính thức vào năm 1983 lại được bảo dưỡng định kỳ để có thể hoạt động được trong tương lai. Trong khi Không quân Mỹ đang phải đau đầu tìm cách loại bỏ hàng trăm chiếc máy bay chiến đấu có trong biên chế.
Có thể nhắc tới số phận của mẫu máy bay cường kích A-10 Thunderbolt như một ví dụ điển hình, khi Không quân Mỹ quyết định loại bỏ mẫu máy bay này để tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm trong khi vai trò của nó trên chiến trường khó có mẫu máy bay nào thay thế được. Mặt khác, Không quân Mỹ lại chi tiền để cứu vãn một mẫu máy bay tàng hình tồn tại không ít nhược điểm, chi phí tốn kém như F-117.
Mặc dù chỉ là mới chỉ là lời đồn đoán nhưng thông tin về việc Quân đội Mỹ muốn tái sử dụng F-117 hoàn toàn có cơ sở, nhất là khi đây không phải lần đầu tiên thấy F-117 xuất hiện trở lại trong vòng 6 năm qua với tần suất hơi nhiều so với việc kiểm tra khả năng hoạt động thông thường.
Tuấn Đặng