Đài tiếng nói nước Nga đưa tin, Trung Quốc đã tiết lộ lần thử nghiệm đầu tiên của tàu đệm khí động (WIG) mang tên CYG-11.
Tàu đệm khí động (WIG) có hình dáng của thủy phi cơ nên người ta dễ lầm tưởng nó là một loại máy bay nhưng nó thuộc dạng tàu đệm khí động lai ghép tính năng tàu mặt nước và máy bay. Nó có khả năng lướt trên mặt nước với tốc độ cao hơn nhiều so với tàu thủy, đồng thời nó cũng có thể cất cánh bay lên như thủy phi cơ (nhưng ở độ rất thấp).
Theo những thông tin ban đầu, CYG-11 có thể bay cách mặt nước 1-4m, tốc độ 210km/h, chở được 12 hành khách (hoặc 1,2 tấn hàng hóa).
|
Tàu đệm khí CYG-11 có hình dáng thủy phi cơ nhưng lướt trên biển như một chiếc tàu thủy. |
Chuyên gia Vasily Kashin (Trung tâm Phân tích Chiến Lược và Công nghệ) cho rằng, các đặc tính kỹ thuật của CYG-11 hoàn toàn giống với mẫu tàu đệm khí động Ivolga của Nga.
Sự xuất hiện của CYG-11 có thể được xem như là sự hợp tác Nga – Trung trong lĩnh vực triển tàu đệm khí động đã bắt đầu “đơm hoa kết trái”.
Tàu đệm khí động Ivolga của Nga được một nhóm kỹ sư đứng đầu là ông Vyacheslav Kolganov thiết kế trong dự án Polet. Sự thật là hãng Polet đã có những sự liên hệ với Trung Quốc và ông Kalganov đã có một chuyến đi công tác dài tới Trung Quốc vào năm 2011.
Trước đó, các chuyên gia khác trong lĩnh vực này thuộc Trung tâm Thiết kế Trung ương Alexeyev (Liên Xô), chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế tàu đệm khí động (WIG) cũng đã nhiều lần tới công tác ở Trung Quốc. Với những sự giúp đỡ này, Trung Quốc đã thiết kế được một số mẫu WIG trong vòng vài năm trở lại.
Liên Xô từng là quốc gia đi đầu trong việc thiết kế tàu đệm khí động (WIG). Nổi tiếng trong lĩnh vực này là công trình mang tính đột phá của Rostislav Alexeyev, tàu đệm khí động khổng lồ có tên KM (Kaspian Monster), trọng lượng cất cánh 544 tấn, dài 92m, cao 21,8m và có thể duy trì thời gian bay lâu nhất trên thế giới.
Dù vậy, Quân đội Liên Xô vẫn từ chối cung cấp tài chính cho dự án phát triển lĩnh vực này. Từ quan điểm của các chuyên gia quân sự, do WIG “bay” với tốc độ thấp nên dễ bị máy bay chiến đấu và tên lửa của đối phương tiêu diệt so với máy bay thông thường.
|
CYG-11 "cất cánh" bay ở độ cao siêu thấp so với mặt nước. |
Ngoài ra, tàu đệm khí động (WIG) cũng không thể so sánh với tàu chiến về phạm vi hoạt động, năng lực và trang bị vũ khí. Không những thế giá thành của WIG cũng khá tốn kém. Loại tàu này đã không trở nên phổ biến với các lực lượng vũ trang Mỹ và các nước lớn phương Tây. Rõ ràng, quân đội Nga đã có đến một kết luận tương tự.
Trong khi đó, tàu đệm khí động (WIG) của Trung Quốc có thể tìm được chỗ đứng trong quân đội nước này nhờ vào vị trí địa chính trị độc đáo.
Ở phía Nam Trung Quốc và biển Hoa Đông, Trung Quốc tham gia vào những tranh chấp lãnh thổ với các hòn đảo nhỏ, không đủ để xây dựng sân bay và cách đất liền quá xa nên máy bay trực thăng không khả thi.
Loại tàu này có thể đổ bộ trong điều kiện không thuận lợi cũng như vận chuyển binh sĩ và trang thiết bị với giá thành thấp. Tàu có thể hữu dụng trong trường hợp Không quân Trung Quốc chiếm ưu thế, ví dụ như thực hiện cuộc đổ bộ vào Đài Loan.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Nguyễn Hoàng