Bãi xe lậu gầm cầu Thăng Long: Cháy nổ sập cầu, trách nhiệm ai gánh?

Google News

Cán bộ cảnh sát phòng cháy chữa cháy cho hay, nếu xảy ra hỏa hoạn tại bãi trông giữ xe nghìn mét vuông trái phép dưới gầm cầu Thăng Long thì rất khó khăn để chữa cháy.

Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Thái (CPĐS Hà Thái) là đơn vị được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hành lang cầu Thăng Long.
Tuy nhiên, suốt hơn 1 năm nay, bãi xe trái phép rộng gần nghìn mét vuông dưới gầm cầu (thuộc địa phận phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn hoạt động như chốn “vô chủ”.
Điều này vi phạm nghiêm trọng Thông tư số 50 của Bộ Giao thông vận tải với nội dung: "Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi kinh doanh, dịch vụ, điểm dừng xe gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường".
Bai xe lau gam cau Thang Long: Chay no sap cau, trach nhiem ai ganh?
Theo tìm hiểu của phóng viên, bãi đỗ xe này tồn tại hơn một năm nay. Lúc đầu, chỉ là điểm đỗ nhỏ, nhưng từ khi bãi xe ở trụ sở Nhà bảo vệ hành lang cầu từ trụ N7 – N21 (cầu dành cho xe máy) bị chính quyền cưỡng chế thì nơi đây được san phẳng, mở rộng và dần trở thành điểm đỗ của các phương tiện. 

Bai xe lau gam cau Thang Long: Chay no sap cau, trach nhiem ai ganh?-Hinh-2
Chi phí trông giữ xe máy ở đây dao động khoảng 100.000 đồng/tháng; ôtô con là 700.000 đồng; còn xe tải giá cao hơn 1 triệu đồng/tháng. 
Việc tồn tại bãi đỗ xe "lậu" nhiều năm nay, theo PGS.TS Nguyễn Quang Toản - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường Bộ, Trường Đại Học Giao thông vận tải Hà Nội là tình trạng "điếc không sợ súng".
PGS.TS Nguyễn Quang Toản cho rằng, trong hệ thống đường bộ Việt Nam, hệ thống cầu có vai trò rất quan trọng, kết nối các vùng trọng yếu để phát triển kinh tế xã hội, tạo ra một mạng lưới giao thông đường bộ thông suốt.
"Nếu một đoạn đường bị hư hỏng, có thể làm đường tạm để các phương tiện lưu thông qua lại, nhưng một câu cầu bị sập, chỉ có thể dùng phà thay thế, song, năng lực vận chuyển của phương tiện giao thông này rất hạn chế", ông Toản nói.
Cũng theo ông Toản, thời gian qua, cả nước xảy ra hàng trăm vụ xe ôtô, gắn máy tự dưng bốc cháy, vì vậy, việc tồn tại bãi xe dưới gầm cầu Thăng Long cực kỳ nguy hiểm. Không may, sự cố xảy ra, ngoài việc gây thiệt hại tài sản của các cá nhân, còn làm hư hỏng cầu, thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng.
Bai xe lau gam cau Thang Long: Chay no sap cau, trach nhiem ai ganh?-Hinh-3
PGS.TS Nguyễn Quang Toản. 
Để ngăn chặn nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng kết cấu cầu Thăng Long, theo PGS.TS Nguyễn Quang Toản, cần phải giải tỏa ngay bãi xe trái phép này, thay thế bằng các vườn cây cảnh loại nhỏ, cây thấp để vừa tạo cảnh quan đô thị vừa có thể trả lại sự thông thoáng, an toàn cho những cây cầu.
Chia sẻ về vấn đề này, Đại úy Đinh Văn Hậu, Đội trưởng Đội tổng hợp PCCC Cầu Giấy cho biết, nếu xảy ra hỏa hoạn tại điểm trông giữ xe trái phép dưới gầm cầu thì rất khó khăn để chữa cháy. Bởi, các cơ sở này không trang bị hoặc thiếu các thiết bị PCCC và nguồn nước luôn nằm cách xa khu vực này.
"Các cấp quản lý nên có chế tài nghiêm khắc đối với các bãi giữ xe trái phép dưới chân cầu", Đại úy Hậu cho hay.
Báo Lao Động tiếp tục thông tin về sự việc.
Đây có phải bãi xe...vua?
“Điều quan trọng nhất phải điều tra xem bãi xe trái phép này có phải bãi xe "vua" (được "bảo kê" bởi ai đó có quyền lực hay không - PV), có dấu hiệu tiêu cực trong này không?
Các cơ quan có thẩm quyền cần phải thanh, kiểm tra bãi xe này. Nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật, thu hồi lại đất, trả lại an toàn cho hành lang cầu Thăng Long”.
ĐBQH, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng
Theo Cường Ngô-Phạm Dung/Lao Động