Không cần bơm nước sông Hồng vào sông Tô Lịch huyền thoại hồi sinh, nếu...?

Google News

(Kiến Thức) - Ngoại thành Hà Nội xưa và đô thị hạt nhân của Thủ đô chúng ta hiện nay, có sông Tô Lịch huyền thoại, lịch sử. Bởi “chuyện kể rằng”: Vua Lý Thái Tổ khi dời Đô Hoa Lư, Ninh Bình về Hà Nội, đã từng đi thuyền trên con sông này.

Người có ngự thuyền tại vùng chợ Bưởi (bên sông Tô Lịch) và được Nhân Dân chào đón hân hoan… Cảm động trước tấm lòng của đồng bào, Vua Lý Thái Tổ đã đặt tên: Nghĩa Đô cho dải đất bên sông ở vùng chợ Bưởi (bây giờ thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Và nước sông Tô Lịch ngày xưa thật trong lành, đầy lãng mạn, nên thơ trữ Tình: “Nước sông Tô vừa trong, vừa mát. Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh”.
Song đã hơn 20 năm rồi, nước sông Tô Lịch bị đục, đen như nước điếu thuốc Lào và thường bốc mùi hôi thối kinh khủng, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sống ở Hà Nội.
Khong can bom nuoc song Hong vao song To Lich huyen thoai hoi sinh, neu...?
Nhiều thập kỷ qua, nước sông Tô Lịch mang 1 màu đen đặc trưng do ô nhiễm. 
Mặc dù sông đã được xây kè đá 2 bên bờ, Đội quản lý Sông, Công ty Thoát nước thả thuyền Thủy sinh môi trường trên sông… và đặc biệt cơ quan chức năng đã cho bơm nước sông Hồng vào, nhằm pha loãng “nước điếu” sông Tô Lịch. Nhưng cũng chỉ giải quyết được phần “ngọn” của việc làm sạch nước sông.
Khong can bom nuoc song Hong vao song To Lich huyen thoai hoi sinh, neu...?-Hinh-2
 Thuyền Thủy sinh “thủ công” trên sông Tô Lịch.
Bởi vì đang tồn tại những lỗ ống cống thoát nước thải rất bẩn từng ngày, từng giờ sẽ chảy thẳng-“direct” xuống dòng sông.
Khong can bom nuoc song Hong vao song To Lich huyen thoai hoi sinh, neu...?-Hinh-3
Những cống thoát nước ngày đêm xả thẳng xuống dòng sông. 
Để giải quyết phần “gốc” làm sạch nước sông, theo khoa học truyền thống, cổ điển, sẽ phải đầu tư xây dựng hệ thống cống công cộng cỡ “bự” chạy dọc ngầm dưới hè đường, suốt 2 bên bờ sông, để thu gom nước thải bẩn chảy vào các ga xử lý (làm sạch nước)-trước khi chảy xuống sông. Tuy nhiên sẽ rất tốn kém, khó khả thi.
Thế nên, Công ty Thoát nước Hà Nội đã đề cập đến phương pháp (có thể làm sạch nước sông Tô Lịch) bằng cách dùng chế phẩm “độc quyền” Redoxy-3C, kết hợp với việc duy trì cho bơm nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Đồng thời đang cho 1 Tổ chức xúc tiến thương mại, môi trường Nhật bản (JVE) tiến hành thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor. Chuyên gia của JVE giới thiệu công khai quy trình dây chuyền công nghệ này gồm 2 thiết bị: Tấm Bioreactor (kiểu xốp tổ ong) làm bằng đá núi lửa ở Nhật và máy xục khí Nano.
Nước bẩn sông Tô Lịch chảy tiếp xúc (tấm Bioreactor), các nhóm vi khuẩn sẽ bị kích hoạt ra các Enzym phân cắt phân tử nước H-O-H giải phóng ra rất nhiều Oxy (có thể là vô tận), cho thủy sinh tạo môi trường hỗ trợ các vi khuẩn hiếu khí… khi phân hủy bùn, các chất thải hữu cơ không sinh ra mùi hôi thối, sẽ làm sạch nước sông Tô Lịch.
Theo chuyên gia Vật lý, nhà nghiên cứu năng lượng Plasma-Nguyễn Phụng Châu cho rằng: Công nghệ Nano Bioreactor nêu trên, thực chất là 1 công nghệ năng lượng Plasma, công nghệ năng lượng khí vi tế (tinh tế) phi truyền thống, là lĩnh vực Vật lý rất mới, nên các nhà khoa học hiện nay rất ít người biết. Và không thể tưởng tượng được sức mạnh “vô hình” của nó có thể làm thay đổi 1 dòng sông.
Khong can bom nuoc song Hong vao song To Lich huyen thoai hoi sinh, neu...?-Hinh-4
Chuyên gia Vật lý-Nguyễn Phụng Châu (bên trái ảnh) và KS Nguyễn Thành Lập (bên phải ảnh). 
Chuyên gia (Nguyễn Phụng Châu) đã cho tôi xem mẫu đá núi lửa ở Nhật dùng trong công nghệ Nano Bioreactor. Anh (Nguyễn Phụng Châu) cho biết: Loại đá núi lửa này có năng lượng Plasma cực kỳ lớn. Và anh chia sẻ điều rất đáng mừng ở Việt Nam bây giờ, hoàn toàn có thể tiếp thu, chế tạo, lắp đặt, vận hành được quy trình dây chuyền công nghệ này (nếu nhập khẩu đá núi lửa ở Nhật), để làm sạch nước sông Tô Lịch, mà không cần bơm nước sông Hồng vào.
Và dòng sông Tô Lịch huyền thoại, sẽ hồi sinh, chẩy đều với “đầu vào” là hệ thống nước mưa hàng năm (kể cả hệ thống nước thải). Với “đầu ra” sông Nhuệ cũng sẽ được “thơm lây”.
Nguyễn Thành Lập