Ngôi nhà 10m2, 10 người ở và chuyện ăn ngủ, đi vệ sinh phải canh giờ

Google News

Căn nhà 10m2 với một gác xép bé tẹo này là nơi sinh hoạt của 10 người khiến cuộc sống vô cùng bất tiện. 

Nghe đồn, sống ở phố cổ “sướng lắm” vì cái gì cũng có, cái gì cũng tiện, ra đường là thấy ánh đèn văn minh. Thế nhưng chỉ có những người sống ở khu vực này mới thấm được nỗi khổ “không ai thấu” cảnh “đất chật người đông”. Trong đó, gia đình bà Đĩnh (80 tuổi) trên phố Hàng Chiếu là một ví dụ điển hình.
Nói là căn nhà 10m2 cũng chẳng phải bởi vì nó không khác gì cái nhà kho cấp 4 ẩm thấp, tối tăm nằm khép nép trong con ngõ tối tăm bé tí tẹo “không lối thoát”.
Căn nhà 9m2, chiều ngang chỉ vẻn vẹn chưa đầy 1m. Nhà chỉ có một gác xép bé tẹo đến một đứa trẻ 10 tuổi nằm còn phải co quắp lại cho vừa chân. Vậy mà trong căn nhà nhỏ ấy, có đến tận 10 người cả già, cả trẻ, trải qua 3 thế hệ cùng sinh sống.
Ngoi nha 10m2, 10 nguoi o va chuyen an ngu, di ve sinh phai canh gio
Con ngõ sâu hun hút đi vào căn nhà 9m2 mà người dân vẫn đồn thổi. 
Vì nhà quá chật, lại đông người ở nên cách thức sinh hoạt của gia đình bà Đĩnh cũng việc ai nấy làm và tận dụng từng chỗ để ngủ nghỉ.
Ngoi nha 10m2, 10 nguoi o va chuyen an ngu, di ve sinh phai canh gio-Hinh-2
Con ngõ sâu hun hút đi vào căn nhà 9m2 mà người dân vẫn đồn thổi. 
Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết trở nên oi bức, căn nhà chật chội này chẳng khác gì một lò hơi nóng hầm hập. Chỉ cần bước vào cửa, cái hơi nóng hầm hập sộc tới.
Bà Đĩnh bảo, người mà có sức khỏe không tốt lần đầu tiên mà tới nhà bà rất có thể bị “sốc nhiệt”.
Bà Đĩnh không nhớ chính xác gia đình bà đã sống ở đó bao lâu nay. Nhưng bao năm nay, ước mơ duy nhất của bà Đĩnh là thoát được khỏi đây, càng sớm càng tốt.
Con dâu bà chia sẻ: “Trong không gian chật chội này cuộc sống sinh hoạt cứ chồng chéo nhau. Làm cái gì cũng phải ngó trước nhìn sau sợ đụng chạm. Khi người này ngồi ăn, người kia phải nằm ngủ hoặc đi ra ngoài để hít khí trời để còn tiết kiệm diện tích”.
Thấy khách lạ tới thăm, chị M đang bưng dở bát cơm có vẻ không thích. Chị cau có “Đang ăn em ơi”.
Nhìn quanh căn phòng ấy, diện tích chỉ để vừa 1 cái giường nhỏ, không còn lối đi lại, trải vừa 1 cái chiếu và tủ lạnh.
Chị M. - con dâu bà Đĩnh nói rằng: “Nhà cũng muốn sắm sửa vài thứ như tủ quần áo, tủ lạnh,... không phải là không có tiền mà chẳng có chỗ nào để kê. Cô chú nhìn xem, cả 10 người mà nằm ra cũng khó có thể duỗi thẳng chân”.
Trong căn nhà này cũng không có nhà vệ sinh. Tất cả các thành viên trong gia đình cùng vài hộ gia đình khác trong con ngõ nhỏ đó đều chung nhà vệ sinh chung bé không kém.
Chị M. hài hước kể lại rằng: “Buổi sáng không muốn phải xếp hàng thì chỉ có nước dậy từ sáng sớm. Nhìn cảnh người người, nhà nhà, xếp hàng chẳng khác gì thời bao cấp”.
Mỗi ngày, ngán ngẩm nhất là thời gian mọi nhà bếp núc. Trong không gian bé tí, nhà nào cũng thi nhau để nấu. Bếp ga cũng có nhưng để tiện hơn, tiết kiệm hơn mọi người nấu bếp than. Nhìn cái sân bé xíu ngổn ngang xoong, nồi, niêu, chảo, bát, rau, trứng…. xếp chồng nhau mà ai cũng hãi hùng.
Hỏi anh T (một thành viên trong nhà) anh chẹp miệng: “Ôi giời, dù nhìn thấy bầu trời nhưng cái mùi bếp than, mùi thức ăn thì khỏi phải nói. Chúng tôi đã chịu đựng bao nhiêu năm nay, giờ cũng quen. Đôi khi thấy vui, nhưng đôi khi thấy cũng bức bí khó chịu lắm.
Do khoảnh sân quá nhỏ nên việc sơ chế thức ăn nấu nướng, mọi người cũng phải có giờ, chia nhau để tranh thủ làm để tránh làm ảnh hưởng tới nhau.
Chuyện đi ngủ, ngoài bà Đĩnh được ưu tiên nằm trên giường vì tuổi cao sức yếu, còn lại tất cả mọi người phải nằm sát vào nhau. Có những hôm nóng quá, không trở nổi, có người còn phải dậy để ra ngoài hóng gió cho đỡ nóng.
Còn chuyện học hành của con cái cũng ảnh hưởng lớn khi bọn trẻ không có diện tích đặt bàn. Buổi tối, cả gia đình phải nhường hết diện tích để bọn trẻ được kê chiếc bàn bé tí lên giường để học. Còn ban ngày để thoải mái hơn thì có thể mang bàn học ra sân.
Nói chung, cuộc sống sinh hoạt của gia đình phố cổ 10 m2 với 10 người ở này có rất nhiều bất tiện. Nhưng khi được hỏi sao không di rời đi, một thành viên chia sẻ: “Cha ông tôi đã sống đây hàng trăm năm, sao nỡ bỏ đi đâu được. Giờ chỉ mong sao nhà nước có chính sách mới, cụ thể hơn nữa tới cuộc sống con cháu chúng tôi là vui lắm rồi”.
Mời quý độc giả xem video Những chung cư cũ ở Hà Nội (nguồn VTC):
Theo Người Đưa Tin