GĐBV Phụ sản HN "mách" cách để con không bị bắt cóc

Google News

(Kiến Thức) - Với tình trạng nhiều trẻ sơ sinh bị bắt cóc tại bệnh viện như hiện nay, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã lên tiếng "mách nước" chị em cách tránh cho con mình khỏi bị bắt cóc.

Từ cuối năm 2013 và đặc biệt trong những thành đầu năm 2014 đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ bắt cóc và nghi bắt có trẻ em trong bệnh viện mà cả bác sĩ, người thân, bố mẹ của các bé không ai phát hiện ra. Đơn cử như vụ bắt cóc trẻ sơ sinh đầu tiên xảy ra vào sáng ngày 9/1/2014 tại Bệnh viện Quận 7, TP.HCM. Em bé bị bắt cóc là con của sản phụ Nguyễn Thị Thanh Tâm, khi sản phụ này đi súc bình sữa cho con thì ngay lập tức người “bạn mới quen”, xin nghỉ qua đêm cùng với sản phụ, đã bế con trai 1 ngày tuổi của chị đi mất lúc nào không ai phát hiện. 
Hay như sự việc xảy ra mới đây vào tối 17/3/2014 tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, TP.HCM: Trong lúc mẹ sản phụ Nguyễn Thị Phương Thảo đi mua cơm, chỉ còn một mình sản phụ ở phòng hậu sản, thì một người khách mới quen vào buổi trưa cùng ngày, đã bắt cóc con trai 1 ngày tuổi của sản phụ này ra ngoài một cách khá đơn giản. 
Theo ông Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, để đảm bảo an toàn cho bé sơ sinh, tránh tình trạng bị bắt cóc như các bé không may ở trên thì người nhà và các sản phụ cần luôn chú ý những điểm dưới đây:
 Sự cẩn trong của người nhà và sản phụ sẽ giảm nguy cơ bé bị bắt cóc ngay trong bệnh viện. Hình minh họa
Tuyệt đối không để người lạ tự ý vào phòng bệnh hoặc nếu nằm phòng sinh chung thì không để người lạ lân la đến gần giường nằm của hai mẹ con.
Không cho người lạ bế con của bạn dù họ có xin phép. Không nhờ người lạ hoặc người nhà sản phụ khác bế hộ con khi bạn có việc riêng.
Trong thời gian ở viện thì thời điểm cho bé đi tắm nhốn nháo cũng là lúc dễ thất lạc bé nhất. Vì thế người cho bé đi tắm phải là mẹ, bố, ông, bà hoặc người thân thiết với gia đình đang trực tiếp chăm sóc sản phụ nếu hộ lý bệnh viện không trực tiếp đón bé.
Khi bế bé đi tắm phải mặc áo dành cho người nhà và đeo mã số sinh cẩn thận vào tay của người bế bé đi tắm cũng như đeo số vào tay hoặc cổ của bé.
Còn nếu bệnh viện có người đón bé đi tắm tận phòng hậu sản thì cũng chỉ giao trẻ sơ sinh cho ý tá trực tiếp làm nhiệm vụ tắm cho bé. Khi nhận lại trẻ sau khi tắm xong cần kiểm tra kỹ càng mã số sinh, cần thiết hơn nữa hãy nhìn kỹ khuôn mặt trẻ.
Tuyệt đối chú ý không bao giờ để bé sơ sinh nằm một mình trong phòng một mình không có người thân với bất cứ lý do gì. Dù phòng bệnh có những sản phụ khác thì họ cũng không thể lúc nào cũng để mắt tới bé của bạn, chỉ một phút lơ đãng bé có thể bị bắt cóc đi bất cứ lúc nào.
Trong những ngày ở bệnh viện, tối thiếu 24h/24h cần có ít nhất một người nhà thay nhau túc trực bên sản phụ và trẻ sơ sinh để phụ giúp và chăm coi bé những lúc cần thiết.
Bên cạnh việc bảo vệ con mình, sản phụ và người nhà bệnh nhân cũng nên báo ngay cho bảo vệ, nhân viên bệnh viên khi thấy người lạ lảng vảng quanh phòng bệnh.
Nhiều bệnh viện tại Nam Kinh, Trung Quốc đang phải sử dụng vòng đeo tay an ninh cho trẻ sơ sinh để ngăn chặn những bà bầu giả hoặc bác sỹ giả chuyên bắt cóc trẻ em.

Chiếc vòng đeo tay an ninh chứa tất cả các thông tin của em bé, bao gồm tình trạng sức khỏe, cân nặng, nhịp tim, tên của người mẹ và số giường trong bệnh viện, chỉ có các bác sỹ, y tá trong bệnh viện mới có thể gỡ bỏ chiếc vòng này.

Chiếc vòng đeo tay sẽ âm thanh báo động nếu những người khác cố gắng tháo gỡ hoặc cắt nó đi, và nó rất an toàn cho em bé khi đeo chiếc vòng tay này bởi vì bức xạ mà nó tạo ra là rất thấp.

Ngọc Nga