Trong một bài báo được đăng trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Bắc Kinh cho biết đặc điểm “da trắng” của loài hổ Bengal được tạo thành do một sự thay đổi nhỏ trong gen sắc tố SLC45A2.
“Hổ trắng là một phần của hiện tượng đa dạng gen của loài hổ. Hiện tượng này rất cần được bảo tồn, bởi hiện chúng ta chỉ thấy những cá thể hổ trắng trong các vườn thú, mà không thấy trong tự nhiên”-nhà nghiên cứu Shu-Jin Luo cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ gene của một đàn hổ gồm 16 con, sống tại công viên Chimelong Safari của Trung Quốc. Trong đàn hổ này có cả cá thể hổ trắng và hổ vàng.
|
Hiện giờ hổ bạch tạng chỉ có thể tìm thấy ở môi trường nuôi nhốt. |
Biến thể gen SLC45A2 tìm thấy trong các cá thể hổ trắng là nguyên nhân ngăn cản sự tổng hợp các sắc tố đỏ và vàng, nhưng lại không có ảnh hưởng gì tới sắc tố đen. Điều này đã giải thích được vì sao hổ trắng vẫn có những sọc đen.
Con hổ trắng cuối cùng ngoài tự nhiên đã bị bắn chết vào năm 1958.
Ông Luo rất tán thành kế hoạch quản lý hợp lý để duy trì số lượng cá thể hổ Bengal, trong đó có cả cá thể trắng và vàng. Ông cũng cho rằng nên để tâm tới khả năng đưa những cá thể hổ trắng về với môi trường tự nhiên.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Hiền Thảo (theo UPI)