Từ trước đến nay, dạ minh châu vẫn được coi là báu vật. Theo sử sách ghi chép, dạ minh châu đã xuất từ thời Viêm Đế, là một trong những loại ngọc quý hiếm nhất thế gian.
Mới đây, anh Lương, 34 tuổi, ở Tiểu Bình Dương, thị Lai Tân, tỉnh Quảng Tây trong lúc đi câu cá đã tìm thấy một hòn đá lạ lùng, phát ra ánh sáng màu xanh lục dưới nước.
Cảm thấy lạ lùng, anh Lương mang về nhà. Hòn đá trông giống như một quả trứng ngỗng, bề ngoài có màu vàng, bên trong mờ nhạt màu xanh lá cây. Trong bóng tối, viên đá phát ra ánh sáng rất thu hút.
|
Ảnh minh họa. |
Anh Lương cho rằng viên đá này có thể là dạ minh châu, vì vậy đã nhờ chuyên gia cổ vật, bảo vật, nhà sưu tập họ Trương giám định.
Theo chuyên gia họ Trương, ở thời cổ đại loại đá phát quang này được gọi là dạ minh châu. Do thời cổ đại điều kiện khai thác bị hạn chế, thành phần cấu tạo các loại đá cũng ít được nghiên cứu, lý giải vì vậy dạ minh châu đặc biệt trân quý, được coi như báu vật.
Mời quý vị xem video: Cận cảnh khai thác đá quý tại mỏ
Thế nhưng, trên thực tế, khi tới thời hiện đại, loại đá phát quang này đã được khai thác rất nhiều, không còn quý giá như thế nữa. Cũng theo chuyên gia họ Trương, đá phát quang hay còn gọi là đá fluorite truyền thống hơi khác so với loại đá của anh Lương.
Tuy nhiên về cơ bản, đá huỳnh quang có sản lượng rất lớn, hơn nữa còn chứa một lượng phóng xạ nhất định, vì vậy không nên giữ lại. Đá huỳnh quang cũng không thường được sử dụng làm đồ trang trí và trang sức vì chứa phóng xạ.
Về cơ bản, viên đá của anh Lương không có giá trị, rất dễ mua trên mạng.
Sau khi nhận được kết quả, anh Lương không có ý định cắt viên đá để nhận dạng, xác thực lời nói của chuyên gia. Anh cũng không có ý định vứt bỏ hòn đá, chỉ nói rằng mặc dù hòn đá có thể chứa phóng xạ nhưng anh vẫn muốn bảo tồn hòn đá này như một kỷ niệm. Tuy nhiên, vẫn có người tin rằng, hòn đá của anh Lương rất có giá trị.
Kiều Dụ (Theo CNT)