Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn: Nhiều ứng dụng, giải pháp mới trong thi công

PV
Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2, với tổng mức đầu tư 20.469 tỷ đồng, có chiều dài 88km, đi qua 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
Trên tuyến có 3 hầm xuyên núi (hầm 1 dài 610m, hầm 2 dài 698m, hầm 3 dài 3.200m) trong đó hầm 3 là hầm lớn nhất được xây mới trên tuyến cao tốc Bắc – Nam, và sau khi hoàn thành sẽ là hầm xuyên núi lớn thứ 3 cả nước, sau các hầm Hải Vân và Đèo Cả.
Tiên phong ứng dụng công nghệ số, kênh cộng đồng giám sát
Dự án do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu liên danh trúng thầu thi công. Ngay sau lễ khởi công, nhà thầu đã tiến hành xây dựng khu nhà điều hành, nơi ăn ở cho cán bộ công nhân, văn phòng tư vấn giám sát, Ban quản lý dự án và phòng thí nghiệm chất lượng. Đồng thời, phối hợp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng, tiến độ, nghiệm thu, thanh toán...
Để tối ưu hoá hiệu quả quản trị dự án, Tập đoàn Đèo Cả đã ứng dụng công nghệ số thông qua việc sử dụng các thiết bị LiDAR và 3D-Laser Scanning, kết hợp ứng dụng BIM trên điện toán đám mây. Các công nghệ này sẽ số hóa hiện trạng dự án, lập mô hình 3D, hỗ trợ đơn vị thi công kiểm tra tính đúng đắn bản vẽ đã thiết kế, tính khối lượng đào đắp, giám sát khối lượng thực tế nhà thầu thực hiện, xem trực quan công tác giải phóng mặt bằng, đánh giá toàn cảnh dự án sau từng giai đoạn thi công, kiểm soát chuyển vị của công trình... bên cạnh đó, hệ thống camera giám sát cũng được lắp đặt để kiểm soát thi công toàn tuyến.
Cao toc Quang Ngai - Hoai Nhon: Nhieu ung dung, giai phap moi trong thi cong

Mở cửa hầm số 2

 
Xác định tham gia dự án lớn sẽ có nhiều bên quan tâm soi xét, Tập đoàn Đèo Cả đã chủ động triển khai chương trình cộng đồng giám sát để người dân kịp thời theo dõi, cổ vũ động viên cũng như giám sát hoạt động của các bên liên quan, đồng thời, nêu các vấn đề vướng mắc để kịp thời tháo gỡ với mục đích cuối cùng là đưa dự án về đích đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng chia sẻ “Việc công khai thông tin không chỉ là kênh giám sát quan trọng cho các bên liên quan mà còn là cơ hội tốt để chúng tôi soi chiếu lại mình, kịp thời điều chỉnh nội bộ để hệ thống ngày một tốt hơn”
Cải tiến phương pháp đào hầm, rút ngắn tiến độ
Sau khi làm chủ công nghệ đào hầm NATM của Áo, đồng thời với kinh nghiệm giải quyết hàng loạt sự cố về địa chất, nước ngầm tại các công trình hầm như Hải Vân 2, Đèo Cả, Cù Mông, Thung Thi, Trường Vinh, Núi Vung... các kỹ sư - công nhân người Việt của Tập đoàn Đèo Cả đã cải tiến đưa ra phương pháp đào hầm “hệ Đèo Cả” áp dụng thực hiện ở dự án Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.
Cao toc Quang Ngai - Hoai Nhon: Nhieu ung dung, giai phap moi trong thi cong-Hinh-2Thi công theo phương pháp đào hầm “hệ Đèo Cả” đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng, hiện đại
Việc cải tiến này giúp rút ngắn thời gian 1 chu kỳ thi công và tăng số lượng mũi thi công từ 4 mũi thông thường lên 6 mũi, giúp tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm đáng kể chi phí thực hiện. Với phương pháp đào này, Tập đoàn Đèo Cả đã thông số 1 dài 600m vượt tiến độ 2 tháng và hầm số 2 dài gần 700m vượt tiến độ gần 5 tháng so với yêu cầu trong hợp đồng.
Việc đẩy nhanh tiến độ thông hầm 2 giúp tạo được tuyến đường vận chuyển mới, giảm được thời gian, cự ly vận chuyển vật tư, vật liệu và thiết bị vào thi công phía Bắc hầm 3 và phía Nam hầm 2 chỉ còn khoảng 700m (thay vì vận chuyển theo đường đèo cũ là 3.600m). Đồng thời tận dụng được đá đào hầm cho việc thi công hạng mục cầu đường thuộc Gói thầu XL2 với khối lượng rất lớn, ước khoảng 1 triệu m3 , đây cũng là một trong những yếu tố quyết định cho việc đẩy nhanh và đảm bảo tiến độ thi công hầm số 2, hầm số 3 nói riêng và góp phần thúc đẩy tiến độ chung của toàn dự án.
Phương pháp đào hầm “hệ Đèo Cả” đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng, đồng thời công tác tổ chức thi công phải chuyên nghiệp từ điều phối máy móc thiết bị, con người, biện pháp thi công và chú trọng cả biện pháp an toàn lao động... bởi trong không gian rất hẹp, một sơ suất nhỏ cũng có thể xảy ra những sự cố khó lường.
Trong Lễ phát động thi đua 100 ngày thông hầm số 2, đánh giá phương pháp đào hầm mới của Tập đoàn Đèo Cả, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy biểu dương kỹ sư, công nhân của Tập đoàn Đèo Cả đã sáng tạo, nghiên cứu, đề xuất giải pháp thi công mới, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
Cao toc Quang Ngai - Hoai Nhon: Nhieu ung dung, giai phap moi trong thi cong-Hinh-3

Phát động thi đua 100 ngày thông hầm số 2

“Không chỉ áp dụng thi công hầm 2, Ban Quản lý dự án và nhà thầu tiếp tục áp dụng phương pháp thi công hầm 1, hầm 3 để rút ngắn tiến độ toàn dự án. Đồng thời, Cục Quản lý xây dựng xem xét, tổng kết phương pháp thi công để phổ biến, áp dụng thi công cho toàn bộ các hầm khác trên tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 nhằm rút ngắn tiến độ, tối ưu chi phí và mang lại hiệu quả”, Thứ trưởng Bộ GTVT nói.
Sáng kiến sử dụng tuần hoàn nước thi công
Tập đoàn Đèo Cả luôn hướng tới việc xây dựng các công trình “xanh”, thân thiện với môi trường. Bên cạnh việc cải tiến phương pháp đào hầm, Đèo Cả cũng đã nghiên cứu và hiện đang áp dụng sáng kiến sử dụng tuần hoàn nước thi công, tiết kiệm tới 95% lượng nước sử dụng trong đào hầm, hạn chế tối đa việc khai thác nguồn nước ngầm hiện đang ngày càng khan hiếm.
Ban điều hành gói thầu XL2 cho biết, ở Quảng Ngãi, các tháng khô hạn, nguồn nước ngầm rất khan hiếm, trong khi đó lượng nước cần để dùng cho việc khoan hầm khoảng 100 khối/ngày. Vì vậy, Ban điều hành đã nghiên cứu sử dụng nước tuần hoàn bằng cách tiến hành thu gom nước máy khoan ra, lọc để bơm ngược lại tái sử dụng. Phương pháp này tận dụng được khoảng 95% lượng nước khoan hầm để lọc lại sử dụng tiếp, nhờ đó lượng nước tiêu hao hằng ngày chỉ còn dưới 5 khối.
Tập đoàn Đèo Cả cũng xây dựng Trung tâm Quản lý chất lượng - An toàn lao động - Vệ sinh môi trường ngay tại văn phòng hiện trường dự án. Việc này không nằm trong hồ sơ yêu cầu của Bộ GTVT hay hồ sơ đề xuất của nhà thầu, nhưng quá trình học tập nghiên cứu tại các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả đã chỉ đạo xây dựng Trung tâm này nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến về công tác bảo đảm an toàn lao động và quản lý chất lượng qua các pano, băng rôn, khẩu hiệu, hình ảnh, hình mẫu.
Cao toc Quang Ngai - Hoai Nhon: Nhieu ung dung, giai phap moi trong thi cong-Hinh-4Trung tâm Quản lý chất lượng - An toàn lao động - Vệ sinh môi trường được xây dựng ngay tại văn phòng hiện trường dự án

Kỹ sư BÙI HỒNG ĐĂNG, Giám đốc điều hành gói thầu XL02

Với quan điểm phát triển bền vững, Chủ tịch tập đoàn luôn động viên khích lệ cán bộ nhân viên sáng tạo, cải tiến để tối ưu sản xuất, đặc biệt là tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ hội học tập, nghiên cứu. Vừa qua tôi được tham gia cùng đoàn công tác của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả làm việc tại Trung Quốc với các Tập đoàn lớn như Power China, Sany… để nghiên cứu công nghệ khoan hầm, thiết bị và công nghệ hiện đại, cách thức tổ chức thi công, mô hình quản lý chất lượng và an toàn lao động để về áp dụng tại các dự án của Đèo Cả.

Với phương pháp đào hầm hệ Đèo Cả, chúng tôi sẽ nhân rộng cho các hầm khác mà Đèo Cả thi công, đồng thời cũng sẵn sàng chia sẻ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu