PR-PVFCCo (DPM): Trở lại đỉnh cao về lợi nhuận và giá cổ phiếu

PR-PVFCCo (DPM): Trở lại đỉnh cao về lợi nhuận và giá cổ phiếu

PVFCCo đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, lợi nhuận đạt mức cao, cổ phiếu hút dòng tiền trong năm 2021.
Lợi nhuận năm 2021 xác lập kỷ lục
Kết thúc năm 2021, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, HoSE: DPM) đã cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu SXKD chính theo kế hoạch đề ra, thu nhập của CBCNV ổn định.
PVFCCo đã vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ liên tục với công suất tối đa. Trong năm 2021, ước sản lượng sản xuất đạt khoảng 1.035.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, trong đó 2 sản phẩm chính là sản xuất Đạm Phú Mỹ ước trên 792 ngàn tấn, vượt 3% kế hoạch năm. Đặc biệt là sản xuất NPK Phú Mỹ ước trên 162 ngàn tấn, cũng vượt 8% kế hoạch và tăng 41% so với năm 2020.
PR-PVFCCo (DPM): Tro lai dinh cao ve loi nhuan va gia co phieu
 
Sản lượng kinh doanh của PVFCCo đạt trên 1.263.000 tấn phân bón, hóa chất các loại. Nổi bật là kinh doanh NPK Phú Mỹ đạt gần 151.500 tấn, tăng 60% so với năm 2020; Đạm Phú Mỹ ước đạt 740.700 tấn.
Sản xuất kinh doanh hiệu quả cộng hưởng với giá phân bón thế giới tăng trong năm 2021 đã giúp tổng doanh thu của PVFCCo ước đạt tới 12,826 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3,600 tỷ đồng. Hai chỉ số này vượt xa so với kế hoạch đề ra cũng như xác lập mức lợi nhuận kỷ lục của PVFCCo trong những năm qua.
PR-PVFCCo (DPM): Tro lai dinh cao ve loi nhuan va gia co phieu-Hinh-2
 
Kỳ vọng nào cho năm 2022?
Về kế hoạch năm 2022, PVFCCo cho biết sẽ đưa ra nhiều kịch bản, quản trị rủi ro, vận hành các Nhà máy ổn định, tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời nắm bắt thông tin thị trường, tình hình tiêu thụ trong nước và thế giới để tăng cường hiệu quả kinh doanh.
Cụ thể cho năm 2022, PVFCCo đặt sản lượng sản xuất 828 ngàn tấn Ure Phú Mỹ và 165 ngàn tấn NPK Phú Mỹ. Còn sản lượng tiêu thụ đối với hai mặt hàng chủ lực này lần lượt ở mức 800 ngàn tấn và 165 ngàn tấn.
Về chỉ tiêu tài chính, PVFCCo đặt mục tiêu doanh thu đạt 11.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 945 tỷ đồng, lần lượt cao hơn gần 33% và 2,6 lần so với mục tiêu năm 2021, phản ánh kỳ vọng của Ban lãnh đạo về triển vọng tươi sáng cho năm 2022.
PR-PVFCCo (DPM): Tro lai dinh cao ve loi nhuan va gia co phieu-Hinh-3
 
Ngoài ra, PVFCCo cũng đặt kế hoạch cổ tức tiền mặt năm 2022 đạt 15%, dựa trên kế hoạch thận trọng cho năm 2022. Cũng cần lưu ý, PVFCCo thường tăng mạnh cổ tức vào cuối năm, đơn cử như năm 2020 tăng cổ tức 10% lên 14% và năm 2021 lên tới 35% tiền mặt.
Theo dự báo của SSI Research, giá ure nửa đầu năm 2022 có thể cao hơn nửa đầu 2021, giúp lợi nhuận của PVFCCo có thể tăng trưởng 68% so cùng kỳ. Còn PVFCCo cho rằng giá cước vận chuyển trung bình năm 2022 ổn định quanh mức năm 2021 do Công ty đã chốt đủ sản lượng khí từ các mỏ có chi phí thấp, qua đó giảm lo ngại về khả năng giá cước tăng.
Như vậy, 2022 vẫn là một bức tranh sáng của PVFCCo để công ty tiếp tục với “truyền thống” vượt kế hoạch năm đã đặt ra.
Cổ phiếu DPM dẫn sóng
Trên thị trường chứng khoán, trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu DPM đã tăng vọt khoảng 200% từ mức giá hơn 17.000 đồng/cổ phiếu lên mốc trên 50.000 đồng/cổ phiếu (có lúc lên tới 55.500 đồng/cổ phiếu) xác lập mức giá cao nhất từ trước đến nay tính theo giá điều chỉnh. Tương ứng vốn hóa DPM đạt khoảng 20.000 tỷ đồng.
Thanh khoản cổ phiếu DPM cũng trở nên sôi động hơn hẳn trong năm 2021 khi bình quân hơn 4 triệu đơn vị được sang tay mỗi phiên, thậm chí có phiên "bùng nổ" tới hơn 16 triệu cổ phiếu (ngày 18/11/2021).
Trong dài hạn, nhiều công ty chứng khoán tiếp tục đưa cổ phiếu DPM vào danh mục ưa thích nhờ vị thế hàng đầu trong ngành, tình hình tài chính ổn định và lành mạnh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu