Phát huy vai trò của trí thức trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Các thế lực thù địch luôn tận dụng cơ hội chống phá con đường đi lên CNXH của Việt Nam bằng luận điệu xuyên tạc về trí thức Việt Nam.
Phat huy vai tro cua tri thuc trong viec bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Phat huy vai tro cua tri thuc trong viec bao ve nen tang tu tuong cua Dang-Hinh-2
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống quý trọng hiền tài, đề cao trí thức. Trong thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống hiếu học, trọng thầy, trọng trí, trọng nhân tiếp tục được phát huy.
Theo Người: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”[1], “Để xây dựng nước nhà, chúng ta cần càng ngày càng nhiều trí thức tốt”[2], "Muốn xây dựng CNXH thì nhất định phải có học thức"[3].
Không chỉ nhận thấy tinh thần cách mạng và trái tim yêu nước nhiệt thành của đội ngũ trí thức Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn xác định chính trí thức sẽ là đội ngũ có khả năng đưa những luồng tư tưởng của thời đại vào quảng đại quần chúng nhân dân.
Điều này giải thích lý do sau khi về Quảng Châu (Trung Quốc) cuối năm 1924, Người tập hợp thanh niên Việt Nam yêu nước, xuất thân từ học sinh, trí thức… vào các lớp tập huấn chính trị để chuẩn bị lực lượng nòng cốt tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò của trí thức đối với sự nghiệp cách mạng, Người căn dặn: "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt…"[4].
Phat huy vai tro cua tri thuc trong viec bao ve nen tang tu tuong cua Dang-Hinh-3Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu trí thức dự Hội nghị Chính trị đặc biệt tháng 3/1964. (Ảnh tư liệu).
Phat huy vai tro cua tri thuc trong viec bao ve nen tang tu tuong cua Dang-Hinh-4
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trí thức, Đảng luôn quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh để nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức ngày càng rõ ràng, toàn diện và sâu sắc.
Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đánh dấu bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng về trí thức.
Nghị quyết số 27-NQ/TW đã xác định rõ chủ trương đánh giá trí thức trên cơ sở đúng phẩm chất, năng lực và sự cống hiến, đưa ra những quan điểm, giải pháp, định hướng phát triển đội ngũ trí thức, chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước.
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, đội ngũ trí thức Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng, nâng cao về chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, đất nước ta hiện nay đang bước vào thời kỳ phát triển mới với những yêu cầu cao hơn, khó khăn hơn. Để bắt kịp với sự phát triển và thay đổi của thế giới, đặc biệt là với cuộc CMCN 4.0, việc đưa ra những quyết định chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Ngày 24/11/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ký ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. 
Với tư duy đổi mới, tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nêu rõ, nói đúng của Đảng, Nghị quyết số 45-NQ/TW đề ra nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhấn mạnh yêu cầu quan trọng nhất là đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao, thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức.
Từ những quan điểm đầu tiên của Đảng về trí thức cho đến khi ra đời Nghị quyết 45-NQ/TW cho thấy sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về đội ngũ trí thức có mối quan hệ biện chứng với tiến trình cách mạng của dân tộc.
Nghị quyết 45-NQ/TW xác định sâu sắc hơn, toàn diện hơn quan niệm, nội hàm về đội ngũ trí thức Việt Nam; vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức; yêu cầu phát triển đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện; trọng trách lớn lao của đội ngũ trí thức trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như hiện nay.
Phat huy vai tro cua tri thuc trong viec bao ve nen tang tu tuong cua Dang-Hinh-5
Sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta đối với đội ngũ trí thức là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các thế lực thù địch với những âm mưu, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt đã và đang sử dụng nhiều phương thức nhằm chống phá độc lập dân tộc và CNXH ở Việt Nam.
Chúng tập trung phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bằng những luận điệu sai trái, thù địch về đội ngũ trí thức Việt Nam.
Các luận điệu của thế lực thù địch tập trung ở hai xu hướng cơ bản: Một là xuyên tạc, phủ nhận sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với đội ngũ trí thức. Hai là thổi phồng vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam.
Đặc biệt, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW, các thế lực thù địch lợi dụng thời cơ đưa ra luận điểm cho rằng, trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư “chỉ có trí thức mới có thể làm chủ xã hội”.
Cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, nhân dân, đội ngũ trí thức Việt Nam đã tích cực đóng góp công sức, trí tuệ vào sự nghiệp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Phat huy vai tro cua tri thuc trong viec bao ve nen tang tu tuong cua Dang-Hinh-6Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh với các đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Đội ngũ trí thức Việt Nam có những đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, trực tiếp nghiên cứu, tham mưu ban hành, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên cơ sở vận dụng sáng tạo, đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp những vấn đề mới của thực tiễn đặt ra.
Nhiều trí thức Việt Nam, dù đang sinh sống và làm việc trong nước hay nước ngoài, bằng tình yêu, trách nhiệm, trí tuệ và sự sáng tạo đều đã có những đóng góp cho Tổ quốc theo cách riêng của mình.
Có lập trường kiên định, tiếng nói đanh thép phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, tạo thành sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần giữ vững vị thế, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng, nhất là nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tiếp tục cam go hơn, quyết liệt hơn, cần sự tích cực tham gia của tất cả tầng lớp nhân dân, trong đó không thể không kể đến vai trò của đội ngũ trí thức - lực lượng xung kích đi đầu trên mặt trận khoa học và công nghệ, văn hoá, sáng tạo, truyền bá tri thức.
Phat huy vai tro cua tri thuc trong viec bao ve nen tang tu tuong cua Dang-Hinh-7
Để phát huy vai trò, sự đóng góp của đội ngũ trí thức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới nói chung, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói riêng, các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng về trí thức; nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức; tích cực thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, tạo môi trường thuận lợi để phát huy tốt nhất vai trò, sự đóng góp của đội ngũ trí thức.
Đồng thời, đội ngũ tri thức cũng phải tận dụng tốt hơn những cơ hội, thuận lợi đang có để vượt qua thách thức và khó khăn.
Đặc biệt chú trọng công tác định hướng tư tưởng cho đội ngũ trí thức, nâng cao nhận thức chính trị, giáo dục truyền thống cách mạng cho trí thức trẻ, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khát vọng và ý chí vươn lên.
Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do sáng tạo, đề cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tạo mọi điều kiện tốt nhất để giải phóng tiềm năng, phát huy trí tuệ và năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức.
Các tổ chức hội của đội ngũ trí thức cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW, thực sự là môi trường hoạt động nghề nghiệp và cầu nối tin cậy, vững chắc giữa Đảng, Nhà nước với đội ngũ trí thức trong và ngoài nước.
Đảng ta xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quyết định bảo đảm sự thành công bền vững của sự nghiệp cách mạng. Do đó, đất nước đang rất cần những trí thức với tình yêu Tổ quốc nồng nàn, sự đồng cảm sâu sắc với nhân dân, khát vọng lớn lao, sẵn sàng dấn thân, đồng hành với Đảng, dân tộc trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.
  
NỘI DUNG: CL-DT
ĐỒ HỌA: VIỆT HƯNG

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu