Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicine, ăn các loại hạt hàng ngày giúp cải thiện nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bị bệnh mạch vành.
Thạc sỹ y tế công cộng Joan Sabaté, cùng với các đồng nghiệp từ Đại học Loma Linda, California, đã thu thập số liệu từ 25 nghiên cứu ở 7 quốc gia về lượng tiêu thụ các loại hạt của 583 nam giới và phụ nữ có mức cholesterol khác nhau; không ai trong số 583 người dùng thuốc hạ cholesterol.
Các loại hạt được sử dụng gồm: hạnh nhân, quả phỉ, quả hồ đào, quả hồ trăn, óc chó, hạt macadamia, và đậu phộng.
Các đối tượng trong nghiên cứu ăn trung bình 67g các loại hạt hàng ngày.
|
Ảnh minh họa. |
Thực tế, chế độ ăn này làm giảm trung bình 5,1% nồng độ cholesterol toàn phần, giảm 7,4% cholesterol LDL (cholesterol xấu), và giảm 8,3% tỷ lệ LDL/HDL (cholesterol "tốt").
Chế độ ăn này cũng làm giảm 10,2% triglyceride (chất máu trung tính) nhưng chỉ giảm ở những người trước đó có hàm lương triglyceride trong máu cao. Mức độ giảm cholesterol như nhau ở cả hai giới. Ngoài ra, các loại hạt giúp cải thiện cholesterol giúp cho tim khỏe mạnh.
Theo các tác giả, các loại hạt khác nhau có tác dụng giảm cholesterol trong máu như nhau. Tuy nhiên, tác dụng của việc ăn các loại hạt lên chỉ số cholesterol trong máu cũng bị ảnh hưởng bởi chỉ số LDL, chỉ số khối cơ thể, và chế độ ăn uống. Tác dụng hạ mỡ máu tốt nhất ở các đối tượng có chỉ số LDL ở mức cao, chỉ số khối cơ thể thấp và ăn chế độ phương Tây."
Các tác giả cho rằng: nên đưa các loại hạt này vào chế độ ăn uống để làm giảm nồng độ cholesterol trong máu ngoài ra, tăng cường ăn các loại hạt như là một phần của chế độ ăn uống có thể cải thiện nồng độ lipid trong máu từ đó sẽ giảm nguy cơ của bệnh tim mạch
Mặc dù ăn các loại hạt trên thường xuyên có lợi cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá 90g mỗi ngày bởi vì chúng có hàm lượng calo rất cao.