Lạ kỳ món sinh tố rượu ngọt tự nhiên ẩn trong thân cây tre Nhật Bản

Google News

(Kiến Thức) - Không ai có thể ngờ được một ống tre bình thường lại có hình thành "ly sinh tố rượu ngọt" tự nhiên cực hiếm.

Thế giới tuyệt vời luôn ẩn chứa những món quà từ thiên nhiên vô cùng quý giá! Mới đây, một cảnh tượng thú vị đã lan truyền trên mạng, một người Nhật Bản chặt tre thì phát hiện trong ống tre có một lượng nước khá trong. Ngay khi thứ nước này xuất hiện trong không khí tràn ngập mùi hương rượu vô cùng ngọt ngào, mê say. Hiện tượng cực hiếm này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi, thu hút đông đảo sự chú ý.
Không ai có thể ngờ được một ống tre bình thường lại có hình thành "ly sinh tố rượu ngọt" cực hiếm. Một cư dân mạng Nhật Bản có tài khoản Twitter @sawagani550cc tiết lộ, vào mùa chặt tre, có một số ống tre sẽ trữ khá nhiều nước. Khi bị chặt nước sẽ phun ra ngoài khiến không khí thơm ngào ngạt mùi rượu ủ.
La ky mon sinh to ruou ngot tu nhien an trong than cay tre Nhat Ban
 Thứ rượu ngọt trong thân tre gây xôn xao dư luận.
Thực chất, chất lỏng có trong thân tre là nước được tích tụ lâu ngày rồi tự lên men thành rượu. Nhấp thử sẽ thấy ngọt lịm, thực sự là món quà từ thiên nhiên. Mỗi khi chặt tre, nếu thấy thân tre nào nặng bất thường, rất có thể người chặt tre sẽ tìm thấy thứ rượu ngọt ẩn mình trong thân tre. Cây tre đơn giản là một thùng rượu tự nhiên.
Hiện tượng hy hữu này cũng khiến nhiều cư dân mạng liên tưởng đến câu chuyện thần thoại nổi tiếng của Nhật Bản "Nàng tiên trong ống tre", vô cùng thú vị. Có người từng được nếm thử thứ rượu tre độc đáo này cho biết, chất lỏng trong thân tre thường được lên men trong mùa đông. Đến khi bị thân tre bị chặt xuống, chất lỏng trong thân trào ra có vị rất ngon, hiện giờ muốn uống cũng khó vô cùng, thực sự là hoài niệm.
Ngoài ra, một số cư dân mạng còn chỉ ra rằng có một bộ truyện tranh cũng đề cập đến nội dung tương tự, đó là những con chim sẻ dùng ống tre làm kho gạo và cất giữ những hạt gạo ở đây, nhưng sau một thời gian, chim sẻ quên mất việc này. Qua thời gian, cơm trong tre lên men thành rượu.
Kiều Dụ (Theo CNT)