Chị Nguyễn Thu Ngà (Hà Nội) bị cảm cúm, sốt đau khắp mình mẩy nên uống viên sủi giảm đau. Nào ngờ uống được một lúc thì bụng đau quằn quại không chịu được phải đi cấp cứu. Bác sĩ cho biết, tác nhân khiến tình trạng đau bụng tăng nhanh chính là do viên sủi.
|
Ảnh minh họa. |
Lời bàn: Thành phần tạo bọt trong viên sủi bọt là muối gốc - CO3. Khi thả viên sủi vào nước, gốc - CO3 tạo ra C02 hình thành lên bọt. Bọt khí CO2 này tuy không độc với đường tiêu hóa nhưng nó làm căng giãn dạ dày.
Trường hợp người bệnh bị viêm dạ dày, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày thì việc căng giãn dạ dày càng khiến cơn đau dữ dội hơn. Đặc biệt, nếu uống viên sủi chưa hòa tan hoàn toàn, thành phần - CO3 sẽ vào đường tiêu hóa và sản sinh CO2 làm dạ dày căng giãn.
Vì vậy, khi hòa viên sủi vào nước cần phải để viên sủi tan hoàn toàn và lắc qua lắc lại không thấy bọt khí nổi lên mới uống để tránh tạo CO2 trong đường tiêu hóa.
BS Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y 103)