|
Ảnh minh họa. |
Nhưng mấy ngày gần đây, sương mù, rồi mưa phùn nên cái đoạn đường trước cửa nhà tôi lại liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn do va phải dải phân cách. Cứ nghe ầm một tiếng, chạy ra đã thấy xe bay một nơi, người văng ra một nẻo, cái cọc sắt thì gãy, tấm phân cách cũng bay mất. Người quanh đấy lần nào cũng chạy ra, giúp người bị nạn đứng dậy, thu dọn xe cộ, đồ đạc, còn cái cột đổ đó họ vứt đấy, có người tức quá còn đạp cho cả dãy rào sắt đổ rạp hết cả xuống.
Trước Tết có vụ va chạm mạnh rất mạnh, người bị nạn nằm mãi không dậy được, chắc bị nặng lắm, cảnh sát giao thông phải tới, phải gọi cả xe cấp cứu. Không biết rồi có qua khỏi không. Nhìn thấy những cảnh như thế mà đau lòng không chịu nổi, mà tức đến nỗi chỉ muốn đạp cho đổ đi. Bởi nó nguy hiểm quá, vô lý quá, mà vẫn cứ nằm lù lù ra đấy. Giá người ta chắn cả đoạn đường này lại thì đã đành đằng này cứ đoạn chắn đoạn không nên mới nguy hiểm.
Rất nhiều vụ tai nạn như thế đã xảy ra, người quản lý không thể không biết được vì thấy cứ cái cột nào đổ là họ lại dựng lại ngay, còn đắp cả xi măng cho chắc. Rất kiên nhẫn. Cứ đổ lại đặt, đổ lại dựng. Như một điệp khúc không thấy mệt mỏi chút gì. Mặc ai ngã cứ ngã, tai nạn cứ tai nạn. Chả liên quan. Không hiểu là kiểu làm việc gì nữa. Dường như những sự đau đớn, những tai nạn kia không quan trọng bằng cái quyết định họ đã trót ký. Đến lạ!
Cứ nghĩ chỉ cần một, hai người va phải thì người bày ra việc nay này phải băn khoăn, suy nghĩ, phải tìm ra nguyên nhân vì sao cái việc mình làm, cái quyết định của mình lại gây nguy hiểm cho người ta đến thế. Chứ ai lại cứ để hết tai nạn này đến tai nạn khác xảy ra mà vẫn thản nhiên lờ đi như vậy thì thật không hiểu nổi.
Khi làm một việc gây nguy hiểm có thể là một thiếu sót do thiếu hiểu biết. Nhưng biết nó nguy hiểm mà vẫn cứ làm thì là độc ác.
Minh Anh