|
Ảnh minh họa. |
Nhiều nơi những món này còn trở thành đặc sản. Mà là sợ sắp tới đây khéo rồi người ta sẽ nuôi côn trùng làm thức ăn cũng nên. Giống như mới đây nông dân Việt Nam đã nuôi đỉa để bán cho Trung Quốc. Cứ nghĩ đến những khu chuồng trại nuôi châu chấu, bọ xít mà kinh... rồi chắc cũng giống như những người nuôi đỉa kia, khi không bán được, họ lại thả ra thiên nhiên... Lúc đấy thì biết tính sao?
Suy cho cùng, không gì đáng sợ hơn cái sự ăn của con người. Không có gì là không ăn được, từ rắn rết, hổ báo, cá voi, cá mập... Kể cả những loài có độc như cá nóc, người ta vẫn tìm ra được cách ăn thế nào cho an toàn. Không biết bao nhiêu loài đã phải liệt kê vào Sách đỏ vì sự săn bắt đến mức tuyệt chủng của con người.
Côn trùng, chả khuyến khích thì người ta cũng đã ăn rồi. Giờ tuyên truyền, khuyến khích thì chắc loài này cũng sắp tuyệt chủng. Thế giới tự nhiên có sự điều tiết của nó. Sự biến mất của một loài này hay sự tăng số lượng của loài kia bao giờ cũng có nguyên nhân của nó và đưa đến những hậu quả nào đó vì muôn loài gắn bó với nhau trong mối liên kết gọi là chuỗi thức ăn. Chim chóc ăn côn trùng. Giờ con người ăn hết côn trùng, những loài chim lấy gì để ăn. Vậy chắc chắn rồi đến lúc sẽ phải nuôi côn trùng để phục vụ cho việc ăn uống của loài người.
Có thể các nước khác họ có khả năng khống chế nguy cơ về thảm họa côn trùng một khi đã đặt vấn đề nuôi để ăn. Còn chúng ta chưa thể. Vì rõ ràng như nạn ốc bươu vàng mấy chục năm nay đã diệt được hết đâu. Để năm nào cũng phát động diệt ốc bươu vàng, mà trong các ao, các khu ruộng lúa vẫn hồng rực những bãi trứng ốc thế kia.
Vậy nên dù cho thế giới họ có kêu gọi ăn côn trùng, nào thì bổ lắm, nhiều dinh dưỡng lắm, tốt cho sức khoẻ lắm... nhà nhà ăn côn trùng thì chúng ta cũng không thể học theo được. Hãy nghĩ đến những hậu quả của chúng.
Minh Anh