|
Ảnh minh họa. |
Thứ nhất, cách thức giáo dục lịch sử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tranh ảnh vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, xu hướng du nhập các loại phim ảnh của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã chiếm phần lớn thời lượng phát sóng truyền hình. Vậy, tại sao không sản xuất phim lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ để phát sóng phục vụ cho mục đích giáo dục truyền thống, đạo đức và lòng tự hào dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của thế hệ ông cha ta?
Bên cạnh đó việc du nhập các thể loại truyện tranh có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều thu hút đông đảo bạn trẻ, các thể loại truyện lịch sử Việt Nam rất hiếm khi được nghiên cứu xuất bản, dù có đi chăng nữa vẫn chưa thực sự lôi cuốn hấp dẫn người đọc.
Thứ hai, nhìn từ công tác giáo dục. Quan niệm của nhiều phụ huynh cũng như các em học sinh cho rằng việc học giỏi lịch sử không có giá trị cho việc tạo ra thu nhập trong tương lai. Vì vậy, luôn động viên các con em mình tập trung vào học các môn như toán, lý, hóa còn môn khác chỉ là môn phụ mà thôi. Việc không coi trọng không chỉ dừng ở phụ huynh, học sinh mà kể cả thầy cô giáo dạy môn lịch sử đứng lớp, vẫn biết các em học rất kém môn lịch sử không đủ tiêu chuẩn để thi tốt nghiệp THPT nhưng vì các em giỏi các môn toán, lý, hóa hay vì một lý do nào khác mà cố tình châm chước cho các em để được thi tốt nghiệp.
Đây là thực trạng đã và đang diễn ra cần những giải pháp cụ thể từ các cơ quan quản lý giáo dục để khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao vai trò dạy và học môn lịch sử trong giáo dục học đường hiện nay.
Đỗ Văn Nhân (47 Trần Hưng Đạo, TP Kon tum, tỉnh Kon Tum)
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU