Đến thời điểm hiện tại, dư luận vẫn chưa hết phẫn nộ về sự tắc trách khủng khiếp, sự vô cảm tột cùng của một số nhân sự trường Tiểu học Gateway Cầu Giấy đã gây nên tội ác khiến một đứa trẻ tử vong oan uổng trong những ngày đầu cắp sách đến trường.
Tuy nhiên, mới đây dư luận thêm sự bức xúc trước sự việc nhà trường ra thông báo đề nghị đề nghị mọi người không thực hiện các hoạt động tưởng niệm trước cổng trường vì chính lợi ích và tương lai của các con về cả mặt học thuật, xã hội, thể chất và cảm xúc.
Thông báo này được đưa ra sau khi vào sáng cùng ngày, vì tiếc thương học sinh bị bỏ quên trên xe tử vong mới đây, một số người dân đã đến đặt hoa và nến trước khu vực cổng trường để tưởng niệm cháu bé cầu mong cháu sẽ yên nghỉ ở thiên đàng, vừa thể hiện một ước vọng, mỗi đứa trẻ trên đất nước này luôn được sống, được lớn lên bình yên trong tình yêu thương của toàn xã hội.
|
Đề nghị không thực hiện các hoạt động tưởng niệm trước cổng trường bởi hoạt động này có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng và lâu dài cho các em học sinh còn rất nhỏ tuổi. |
Trong bản thông báo này, nhà trường nêu lý do đề nghị không thực hiện các hoạt động tưởng niệm trước cổng trường bởi hoạt động này có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng và lâu dài cho các em học sinh còn rất nhỏ tuổi.
Nếu chỉ dừng lại ở đây, dư luận có thể đồng tình vì dù tiếc thương cháu bé nhưng hoạt động tưởng niệm có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý nhiều học sinh nhỏ tuổi khác đang theo học tại trường.
Tuy nhiên, một động thái khác cũng vô cùng khó hiểu, mới đây, nhà trường cũng phát đi bức thư gửi phụ huynh về các hoạt động hỗ trợ tâm lý tại trường. Theo đó, từ ngày 7/8, nhà trường đã mời Trung tâm Thông tin Hướng nghiệp, Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý (CRISP) thuộc Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho toàn thể giáo viên và học sinh của trường. Đồng thời, thành lập nhóm Hỗ trợ Tâm lý sau khủng hoảng và hiện nhóm này đang lên kế hoạch khẩn cấp làm việc với các giáo viên và nhân viên nhà trường để hỗ trợ học sinh đương đầu với những cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, 2 tài liệu đính kèm theo lá thư, theo nhà trường gồm những nội dung mà các chuyên gia tâm lý khuyên nên chia sẻ với học sinh để các phụ huynh tham khảo, lựa chọn nên chia sẻ với học sinh với nội dung “Hướng dẫn thảo luận với trẻ về sự việc xảy ra & cái chết” và “Hướng dẫn một số chiến lược tự chăm sóc”, dẫn đến việc nhiều người cho rằng hành động của nhà trường thật khó hiểu.
Cụ thể, theo nội dung tài liệu về “Hướng dẫn thảo luận với trẻ về sự việc xảy ra & cái chết” thể hiện, tài liệu này sẽ cung cấp ba yếu tố cơ bản để thảo luận với trẻ về sự ra đi của một trong sinh trong trường như độ tuổi hiểu về cái chết, người mất gần gũi thế nào với trẻ, học sinh tò mò ở mức độ nào. Cùng với đó là những lưu ý cụ thể khi trao đổi với trẻ về sự việc xảy ra và giải thích cho học sinh (chủ yếu là tiểu học) về cái chết nói chung.
|
Nhưng lại mời chuyên gia hỗ trợ tâm lý cho toàn thể giáo viên và học sinh của trường nói về cái chết. |
Trong tài liệu thứ 2 về “Hướng dẫn một số chiến lược tự chăm sóc” cũng tập trung để hiểu về các phản ứng đau buồn sau mất mát và cách đương đầu và thích nghi với sự mất mát như thế nào?
Nếu không xảy ra vụ việc cháu bé lớp 1 tử vong do sự tắc trách của một số giáo viên, nhân viên nhà trường Gateway, thì việc chia sẻ, hỗ trợ tâm lý cho toàn thể giáo viên và học sinh của trường về cái chết có thể hỗ trợ giúp ích để các bé hiểu hơn về cuộc sống và các kỹ năng để trải qua những mất mát. Tuy nhiên cũng cần phải nên cân nhắc kỹ càng về độ tuổi để có thể thảo luận với trẻ ở mức độ phù hợp khi nói về cái chết, bởi nhiều em trong độ tuổi còn rất nhỏ dễ dẫn đến việc các em lo lắng, ảnh hưởng đến việc phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ việc đau lòng khiến cháu bé chết đầy oan ức, việc nhà trường hỗ trợ tâm lý về cái chết chẳng khác nào gội thêm gáo nước lạnh lên những bức xúc của dư luận. Bởi ngay cả các giáo viên, nhân viên trong trường nếu hiểu biết về cái chết đã không có sự tắc trách đến vô cảm khiến một đứa trẻ phải mất đi cuộc sống tươi đẹp đang chờ đón ở phía trước. Nỗi đau của cha mẹ cháu bé kinh khủng như thế nào, liệu nhà trường có thấu hiểu để sẻ chia. Nhà trường có nhận thấy tội ác của sự vô tâm của một số nhân sự trong trường đã gây ra cái chết oan khuất cho một đứa trẻ như thế nào hay không?
Hơn nữa mới đây, khi một số phụ huynh, người dân đến đặt hoa, nến tưởng niệm bé 1 tuổi, chính nhà trường lại ra bản thông báo đề nghị không thực hiện các hoạt động tưởng niệm trước cổng trường bởi có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý nhiều học sinh nhỏ tuổi khác đang theo học tại trường. Vậy tại sao lại hỗ trợ tâm lý để thảo luận với trẻ về cái chết khi một học sinh vừa mới qua đời tại trường Gateway, tang thương còn chưa vơi cạn.
Nỗi mất mát của gia đình cháu bé ngày thứ 2 đến lớp đã phải nhận cái chết đầy đau đớn thì thay vì nhanh chóng phối hợp với các chuyên gia tâm lý nói về cái chết, nhà trường nên dành thời gian chỉnh đốn lại đạo đức giáo viên, chỉnh đốn lại quy cách quản lý để đảm bảo an toàn cho các học sinh.
Sao cứ phải đem cái chết ra thảo luận ngay khi một cái chết vừa xảy ra tại trường để khiến dư luận thêm đau đớn, bức xúc?
Thiên Nga