“Khó” trong việc sang tên phương tiện giao thông

Google News

Về quy định xử phạt các phương tiện giao thông không đăng ký thủ tục sang tên, dư luận đã có nhiều ý kiến khác nhau.

- Phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết thời gian tới sẽ kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với chủ các phương tiện giao thông (PTGT) mua đi bán lại mà không làm thủ tục sang tên. Tuy nhiên, dư luận cũng xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Áp dụng chế tài xử phạt là cần thiết


Theo CATP Hà Nội, hiện CATP đã đăng ký và quản lý 4,8 triệu phương tiện xe cơ giới đường bộ, trong đó có trên 459 nghìn ô tô và hơn 4,4 triệu mô tô, xe máy. Tuy nhiên, qua kiểm tra đơn vị đã phát hiện rất nhiều chủ phương tiện mua, bán xe mà chưa làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu theo quy định.

Việc không làm thủ tục sang tên đối với các chủ PTGT nói trên đã làm thất thu thuế của Nhà nước và gây khó khăn cho công tác quản lý, điều tra giải quyết các vụ án hình sự, TNGT cũng như xử lý vi phạm hành chính về trật tự ATGT.

Những trường hợp không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủ tục đăng ký mới sẽ bị xử phạt theo Nghị định 71 của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/11. Cụ thể, ô tô mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy bị xử phạt 1 triệu đồng.

Rất nhiều phương tiện giao thông hiện nay dù đã mua đi bán lại nhiều lần nhưng vẫn chưa đăng ký thủ tục sang tên chủ sở hữu.

Về việc quy định xử phạt các PTGT mà không đăng ký thủ tục đổi chủ nói trên, trong dư luận có những ý kiến đồng tình.

Ông Lê Minh Sang (trú tại KTT Học viện Ngân hàng, Đống Đa) cho biết: “Theo tôi, việc áp dụng chế tài xử phạt đối với các chủ PTGT là cần thiết. Lâu nay chúng ta có quy định nhưng không có chế tài xử phạt nên người dân không chấp hành. Có chiếc xe máy mà chỉ trong vòng 5 năm đã mua đi bán lại 3 - 4 người chủ, mà chẳng lần nào đăng ký thủ tục sang tên cả”.

Cũng theo ông Sang, việc làm thủ tục sang tên đổi chủ khi mua bán PTGT là rất quan trọng, nó không chỉ là sự thừa nhận trên danh nghĩa luật pháp quyền sở hữu tài sản của mình mua mà quan trọng hơn còn tạo thuận lợi cho công tác quản lý.

“Cách đây hai tháng, cháu gái tôi bị tai nạn xe máy phải vào nhập viện. Người điều khiển xe máy gây tai nạn xe cũng bị hỏng nặng nên đã bỏ xe lại hiện trường và trốn mất. Khi gia đình tôi đề nghị cơ quan chức năng điều tra thì phát hiện ra chiếc xe máy gây tai nạn kia đã có tới 4 “đời” chủ, người chủ đầu tiên quê ở mãi Thái Bình. Cả 4 lần mua đi bán lại đều không làm thủ tục sang tên đổi chủ nên cuối cùng vẫn không tìm ra ai là thủ phạm gây ra vụ tai nạn”, ông Sang cho biết.

Nên gia hạn thời gian để hoàn tất thủ tục sang tên

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng: việc áp dụng ngay chế tài xử phạt hành chính như hiện nay là có phần “gấp gáp” và khá nặng, khiến họ hoàn toàn bị động.

Anh Nguyễn Hoàng Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Cách đây hai năm tôi mua lại của một người bạn chiếc xe máy SH. Tuy nhiên, lúc mua bán xe chúng tôi không làm thủ tục sang tên mà chỉ có giấy viết tay vì là chỗ quen biết. Cách đây mấy tháng, bạn của tôi chẳng may bị tai nạn giao thông và qua đời, giờ làm thủ tục sang tên chủ phương tiện sẽ rất khó khăn”.

Nhiều ý kiến cho rằng việc việc đăng ký thủ tục sang tên cho các phương tiện chưa đăng ký sang tên chủ sở hữu ở Hà Nội hiện nay gặp phải rất nhiều khó khăn.
Nhiều ý kiến cho rằng việc việc đăng ký thủ tục sang tên cho các phương tiện chưa đăng ký sang tên chủ sở hữu ở Hà Nội hiện nay gặp phải rất nhiều khó khăn.

Trong khi đó, anh Đỗ Duy Tùng (Yên Viên, Gia Lâm) cũng cho rằng: “Hiện nay rất nhiều các phương tiện giao thông, mà chủ yếu là xe máy, khi mua bán không được người bán lẫn người mua làm thủ tục sang tên đổi chủ. Tuy nhiên trước khi áp dụng chế tài xử phạt thì nên gia hạn thời gian để chủ phương tiện có thể hoàn tất thủ tục sang tên, nếu không họ sẽ bị động”.

Cũng theo anh Tùng, mức xử phạt vi phạm áp dụng nói trên là khá nặng. Ngoài ra, trên thực tế, nhiều chủ phương tiện giao thông chưa làm thủ tục sang tên hiện nay khi muốn hoàn tất việc sang tên đổi chủ là rất khó khăn vì có những trường hợp phương tiện được mua ở ngoài chợ, đã mua đi bán lại nhiều lần, rất khó tìm ra được người chủ ban đầu của phương tiện là ai.

Ngoài ra, nhiều chủ PTGT cho biết, nguyên nhân chủ yếu khiến người mua lẫn người bán các loại PTGT “ngại” làm thủ tục sang tên đó là ngoài việc phải nộp phí thì thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện cũng khá rườm rà, mất thời gian. Mặt khác, do trước đây không có quy định về chế tài xử phạt nên cũng ít người quan tâm đến việc đăng ký thủ tục sang tên cho phương tiện giao thông khi mua đi bán lại.

Tuấn Linh

Bài đọc nhiều:

 

Áo ngực phụ nữ chứa chất “lạ”: Các ông chồng hoang mang Áo ngực phụ nữ chứa chất “lạ”: Các ông chồng hoang mang Phố phá thai: “Đồng tiền kiếm được hôi tanh lắm“ Phố phá thai: “Đồng tiền kiếm được hôi tanh lắm“ Cảnh giác với những bài văn “lạ“ của học sinh Cảnh giác với những bài văn “lạ“ của học sinh

 

[links()]