Nghi vấn sai phạm ở Viện Đo lường Việt Nam: “Đẻ” 3,5 ngàn máy đo nồng độ cồn lệch chuẩn… rồi “nói mất” hồ sơ?

Google News

3,5 ngàn phương tiện đo nồng độ cồn (máy đo nồng độ cồn - PV) được lực lượng Cảnh sát giao thông sử dụng nguy cơ lệch chuẩn liên quan đến Viện Đo lường Việt Nam

Thế nhưng, khi được yêu cầu làm rõ, Lãnh đạo lại “tưng tửng” không có trách nhiệm lưu hồ sơ vụ việc.
Dư luận đặt câu hỏi: Từ năm 2016 đến nay (tức 6 năm trôi qua), có khoảng 3,5 ngàn máy đo nồng độ cồn nguy cơ lệch chuẩn, được lưu hành trên cả nước… Ai phải chịu trách nhiệm? Có tình trạng cố tình “làm chìm” vụ việc hay không?
Viện Đo lường Việt Nam báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng như nào?
Theo điều tra của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, ngày 28/8/2020, Lãnh đạo Viện Đo lường Việt Nam ký Công văn số 912/ĐLVN-VP về việc báo cáo một số tồn tại ở Viện Đo lường Việt Nam.
Mục 3 của Công văn số 912/ĐLVN-VP nêu rõ: Thực hiện yêu cầu của Vụ Đo lường về việc báo cáo tình hình duy trì, bảo quản, sử dụng chất chuẩn để kiểm định, hiệu chuẩn, đo thử nghiệm máy đo nồng độ cồn trong hơi thở. Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2016, Viện Đo lường Việt Nam thực hiện khoảng trên 3.450 máy đo nồng độ cồn, nhưng số lượng cồn chuẩn được chứng nhận, với số lượng được thể hiện trong Quyết định số 1125/QĐ-TĐC ngày 21/6/2016.
Vấn đề này cần được xác minh xem xét và xử lý cá nhân liên quan (nếu có vi phạm quy định kiểm định), để không ảnh hưởng đến uy tín chất lượng cung cấp dịch vụ khoa học đo lường cho khách, liên quan đến đảm bảo tính pháp lý trong công tác phục vụ quản lý Nhà nước về đo lường.
Nghi van sai pham o Vien Do luong Viet Nam: “De” 3,5 ngan may do nong do con lech chuan… roi “noi mat” ho so?
 Công văn số 912/ĐLVN-VP
Ngày 4/11/2020, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam đã có Văn bản số 3639/TĐC-KHTC về việc trả lời Công văn số 912/ĐLVN-VP, do ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng ký.
Theo đó, liên quan việc kiểm định máy đo nồng độ cồn năm 2016, trước hết Lãnh đạo Viện Đo lường Việt Nam có trách nhiệm rà soát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của đơn vị, cá nhân theo quy định.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam, Viện Đo lường Việt Nam ban hành Quyết định số 75/QĐ-ĐLVN ngày 22/1/2021 về việc thành lập tổ công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá việc sử dụng chất chuẩn để thực hiện việc kiểm định, đo thử nghiệm máy đo nồng độ cồn trong hơi thở năm 2016.
Tổ trưởng tổ kiểm tra là ông Bùi Quốc Thụ, Phó viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam.
Số lượng khí cồn dùng kiểm định/hiệu chuẩn/đo thử nghiệm 3.450 máy đo nồng độ cồn không rõ nguồn gốc, không ghi độ chính xác…
Nghi van sai pham o Vien Do luong Viet Nam: “De” 3,5 ngan may do nong do con lech chuan… roi “noi mat” ho so?-Hinh-2
Quyết định số 75/QĐ-ĐLVN ngày 22/1/2021 về việc thành lập tổ công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá việc sử dụng chất chuẩn để thực hiện việc kiểm định, đo thử nghiệm máy đo nồng độ cồn trong hơi thở năm 2016. 
Từ hồ sơ mà PV thu thập, thẩm định cho thấy, trong năm 2016, Phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn (thuộc Viện Đo lường Việt Nam) đã thực hiện 73 lần mua chất chuẩn, tương ứng với 73 bộ hồ sơ, với tổng số lượng khí cồn là 1.264 lít; tuy nhiên, số lượng khí cồn chuẩn được xác định không thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ghi độ chính xác, mà chỉ ghi hàm lượng của khí cồn chuẩn trên tờ hóa đơn (thể hiện trong hồ sơ mua, thanh quyết toán).
Kinh phí khách hàng trả là hơn 6,2 tỷ đồng. Kinh phí mua chất chuẩn khoảng 2,4 tỷ đồng. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 8,7 tỷ đồng.
Lúc này, PV đặt câu hỏi: Với định lượng và số lượng khí cồn không được chứng nhận chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, khi dung để kiểm định/hiệu chuẩn/đo thử nghiệm 3.450 ngàn máy đo nồng độ cồn, thì có đúng quy định của pháp luật và Luật Đo lường hay không? Có dấu hiệu cố tình làm sai có chủ đích?
Trả lời nghi vấn trên, một vị nguyên Lãnh đạo Viện Đo lường Việt Nam (xin giấu tên) tiết lộ: “Để kiểm định máy đo nồng độ cồn trong hơn thở, theo quy trình thực tế, sẽ hết khoảng 600 lít cồn chuẩn/30 máy”.
Làm phép tính nhanh trên 3.450 máy đo nồng độ cồn đã được lưu hành 6 năm nay cho lực lượng Cảnh sát giao thông sử dụng, thì điều bất ngờ là, để kiểm định/hiệu chuẩn/đo thử nghiệm thành công số máy trên, cần có khoảng 69.000 lít cồn chuẩn.
Như vậy, phải hiểu thế nào cho đúng về con số 69.000 (nếu đúng như thực tế vị nguyên Lãnh đạo Viện Đo lường cho biết) Hành vi này, nếu điều tra kết luận “gian dối, biển thủ…” thì có được xem là cố tình vi phạm hay không? Ngoài ra, cũng theo theo khảo sát của PV, hiện tại ở Việt Nam chưa có 1 đơn vị nào sản xuất cồn chuẩn với hàm lượng trong quy định của Luật đo lường để phục vụ việc kiểm định máy đo nồng độ cồn…
Chuyện “lạ” ở Viện Đo lường Việt Nam: Kêu không có trách nhiệm lưu hồ sơ vụ việc, rồi 3.450 “tòi ra” 3.538 máy đo nồng độ cồn…
Theo yêu cầu của Tổ Công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá việc sử dụng chất chuẩn để thực hiện việc kiểm định, đo thử nghiệm máy đo nồng độ cồn trong hơi thở năm 2016 (thuộc Viện Đo lường Việt Nam), Phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn phải báo cáo cung cấp số lượng máy đo nồng độ cồn trong hơi thở được phòng này đã cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định, đo thử nghiệm trong năm 2016; số lượng chất chuẩn được sử dụng năm 2016 đã sử dụng để hiệu chuẩn, kiểm định, đo thử nghiệm các phương tiện đo nêu trên, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận chuẩn trong năm 2016. Thời hạn báo cáo trước ngày 27/1/2021.
Ngày 26/1/2021 ông Ngô Huy Thành, Trưởng phòng Hóa lý - Mẫu chuẩn có văn bản trả lời số 261/ĐLVN-HLMC, theo đó, thời điểm 2021, đã 6 năm trôi qua, nên phòng Hóa lý - Mẫu chuẩn không có trách nhiệm phải lưu các hồ sơ này nữa.
Nghi van sai pham o Vien Do luong Viet Nam: “De” 3,5 ngan may do nong do con lech chuan… roi “noi mat” ho so?-Hinh-3
 Hàng ngàn máy đo nồng độ cồn được sử dụng trong cả nước có nguy cơ lệch chuẩn   Ảnh minh họa
Ngày 3/2/2021, Tổ Công tác có báo cáo tổng hợp lên Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam, số lượng Giấy chứng nhận (GCN) kiểm định: 3.521 giấy, tương ứng với 3.521 máy đo nồng độ cồn đạt kiểm định; số lượng GCN hiệu chuẩn 10 giấy, tương ứng 10 máy đo nồng độ cồn; số lượng GCN đo thử nghiệm 7 giấy, tương ứng 7 máy đo nồng độ cồn.
Tổng cộng 3.538 máy đo nồng độ cồn đã được kiểm định, so với con số khoảng trên 3.450 máy do Viện Đo lường Việt Nam báo cáo lên Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại Công văn số 912/ĐLVN-VP, chênh lệch 88 máy. Số máy này lại cần thêm khoảng 1.800 lít cồn chuẩn để kiểm định/hiệu chuẩn/đo thử nghiệm. 3.538 máy tiêu thụ khoảng 70.800 lít cồn chuẩn?
Nghi van sai pham o Vien Do luong Viet Nam: “De” 3,5 ngan may do nong do con lech chuan… roi “noi mat” ho so?-Hinh-4
 Trụ sở Viện Đo lường Việt Nam tại số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Không dừng ở đó, trong báo cáo của Tổ Công tác, không có nội dung nào thể hiện nguồn gốc, xuất xứ (CO), chất lượng sản phẩm (CQ); Giấy chứng nhận hiệu chuẩn/thử nghiệm; hóa đơn chứng từ thanh quyết toán(quy định phải được sản xuất năm 2013, do hãng CALGAZ của Mỹ sản xuất, theo QĐ 1025)… đối với việc mua sắm chất chuẩn dùng cho kiểm định máy đo nồng độ cồn trong hơi thở năm 2016.
Tại cuộc họp ngày 11/3/2021, giữa Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam với Tổ Công tác, Lãnh đạo Viện Đo lường đã giao văn phòng nếu cần thiết phối hợp với các đơn vị làm việc với nhà cung cấp để xác minh việc mua sắm vật tư tiêu hao.
Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam yêu cầu Tổ Công tác liên hệ với Vụ Đo lường để được hỗ trợ xác minh các quyết định chứng nhận liên quan đến khí chuẩn đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận dùng để kiểm định phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở trong các năm 2015, 2016. Đề nghị Phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn tiếp tục giải thích và làm rõ những vấn đề như định mức sử dụng khí chuẩn để kiểm định, số lần nhập khí chuẩn/số lần cấp GCN (theo báo cáo của Tổ Công tác là năm 2016 nhập 73 lần trải đều trong các tháng, trong khi chỉ được Tổng cục chứng nhận 1 lần vào tháng 6).
Tính đến thời điểm hiện nay, hơn 01 năm sau chỉ đạo của Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam, vụ việc 3.538 máy đo nồng độ cồn có vẻ “nằm phơi sương”, “bị ngủ quên” vì chưa thấy tiến triển báo cáo gì từ phía Vụ Đo lường, hay Phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn, hay Tổ Công tác theo Quyết định số số 75/QĐ-ĐLVN.
Nhằm làm rõ sự thật về vụ việc này, PV đã đặt lịch làm việc với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam, Viện Đo lường Việt Nam, liên lạc qua điện thoại với bà Ngô Thị Ngọc Hà (Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam), nhưng hoàn toàn chưa nhận được phản hồi… tất cả rơi vào im lặng.
Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này tới bạn đọc.
Nhóm PV