Sao không trả lại tiền lẻ?

Google News

(Kiến Thức) - Đó là ý kiến của bạn đọc Minh Anh (Kon Tum) khi hằng tháng thanh toán các hóa đơn tiền điện sinh hoạt, cước viễn thông nhưng không được trả lại số dư từ 200 - 700đ. 

"Khi thanh toán tiền, người viết biên lai thu tiền ghi đúng số tiền 151.220đ trong biên lai thu tiền điện, tôi đưa 200.000đ thì được trả lại là 48.000đ. Tôi thắc mắc: "Chị ơi thế số tiền 780đ của tôi sao không trả?", thì được trả lời "không có tiền lẻ để trả lại". 
Quan sát những người dân cũng trả tiền điện xung quanh đa số họ đều giống như tôi, số tiền lẻ họ đều không được nhận lại. Có người cho rằng, số tiền quá ít không muốn nhận, người khác lại cho rằng tiền lẻ đâu mà trả... Nếu thử tính nhẩm, một hộ gia đình khi trả tiền điện chỉ cần thừa ít nhất 200đ nhưng không nhận lại thì 10 hộ sẽ dư 2.000đ, 100 hộ sẽ dư 200.000đ. Cứ thế ta nhân lên hằng tháng, hằng năm trong phạm vi huyện, tỉnh và cả nước thì số tiền sẽ tăng lên như thế nào và đương nhiên là thuộc về người thu nhưng không rõ số tiền này sẽ được thanh quyết toán như thế nào? 
 Ảnh minh họa. 
Không chỉ riêng ngành điện mà còn các ngành khác như bưu chính viễn thông khi thu tiền dịch vụ, ngành ngân hàng khi thanh toán các khoản lãi suất tiền gửi khi đến hạn, hệ thống bảo hiểm xã hội khi thanh toán các khoản lương hưu... thì số tiền lẻ không được trả lại với lý do không có tiền lẻ để trả liệu có hợp lý hay không? 
Theo tôi, người dân không còn nhu cầu sử dụng tiền lẻ (tờ 200đ, 500đ), Nhà nước nên thu hồi. Đồng hành với đó là các mức thanh toán phải làm tròn số từ 1.000đ trở lên, nếu các mức thanh toán vẫn còn số lẻ như hiện nay thì thiệt hại luôn luôn thuộc về người dân". 
Minh Anh (Kon Tum)