Bài thuốc từ lá cây chữa hăm tã cho bé mùa hè

Google News

(Kiến Thức) - Làn da bé vốn mỏng manh, dễ bị kích ứng nên những vùng đeo tã cả ngày dễ bị hăm. Các mẹ có thể tham khảo những cách chữa hăm cho bé.

Dùng nước lá trầu không để chữa hăm tã cho trẻ
Lá trầu không có tính sát trùng, tiêu viêm rất tốt. Vì vậy mẹ có thể dùng lá này để chữa hăm cho bé như sau: Tùy vào tình trạng hăm nặng hay nhẹ mà mẹ dùng từ 2 – 4 lá trầu, rửa thật sạch, ngâm qua nước muối rồi cho vào nồi nước, đun sôi, để nguội.
Bai thuoc tu la cay chua ham ta cho be mua he
Thực hiện khoảng 3 – 4 lần bằng nước lá trầu không mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả chữa hăm rất tốt cho bé.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng hăm của bé, dùng khăn sạch thấm nước lá trầu không, vắt bớt nước rồi thấm khăn lên vùng da bị hăm.
Trị hăm tã bằng lá khế
Khi bé bị hăm tã mẹ có thể lấy một nắm lá khế rửa thật sạch, ngâm qua nước muối loãng 10 phút rồi vớt ra vẩy cho ráo nước. Tuốt bỏ phần gân cứng của lá, sau đó cho vào giã nát với vài hạt muối trắng, thêm chút nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước.
Bai thuoc tu la cay chua ham ta cho be mua he-Hinh-2
Nước lá khế cũng có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa cực hiệu quả. 
Sau khi vệ sinh vùng đeo tã cho bé, mẹ lấy khăn/mảnh vải thật sạch, mềm thấm vào nước lá khế rồi chấm lên vùng hăm cho bé. Mẹ làm khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, liên tục trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả.
Chữa hăm tã cho bé bằng lá chè xanh
Lyzozym trong lá chè xanh giúp tiêu diệt vi khuẩn bám trên da, trong khi chất tanin làm cho da khô thoáng hơn và dần phục hồi những vùng tổn thương. Đây là loại lá trị hăm khá hiệu quả và cho bé, chỉ cần mẹ tắm/rửa trực tiếp vùng hăm tã với nước lá chè xanh. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý rửa thật sạch lá chè trước khi đun nước rửa/tắm cho bé, để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn/thuốc trừ sâu, kí sinh trùng,… trên lá.
Bai thuoc tu la cay chua ham ta cho be mua he-Hinh-3
Không nên lạm dụng nấu nước chè quá đặc để trị hăm cho bé.
Chỉ cần một nắm vừa phải vò nát rồi đun sôi, đợi đến khi nước âm ấm là có thể đem rửa cho bé.
Mẹ cần nhớ khi trị hăm tã cho trẻ bằng lá cây
Ngoài ra, để phòng hăm cho bé, mẹ nên lưu ý thay tã cho con thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hè. Nên thay ngay khi bé vừa ị, tè, nhất là khi bé bị tiêu chảy, tránh để phân và nước tiểu dính lâu trên da. Hạn chế dùng khăn giấy ướt.
Bai thuoc tu la cay chua ham ta cho be mua he-Hinh-4
Những vết hăm tã khiến bé vô cùng khó chịu trong mùa hè. Cho nên, mẹ cần áp dụng các loại lá cây lành tính để trị hăm dịu nhẹ. 
Khi bé tắm xong không nên đeo tã, bỉm ngay mà phải lau và đợi một lát cho da khô hẳn. Không lạm dụng phấn rôm vì có thể gây bít tắc dễ khiến bé bị hăm nhiều hơn. Mẹ cũng nhớ để ý chất liệu và kích cỡ tã để tránh gây kích ứng da con.
Hồng Nhung (TH)