Nước mía chữa nôn mửa

Google News

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá, can giá, vu giá... vị ngọt, tính lạnh

(Kienthuc.net.vn) - Hỏi: Tôi hay sốt về chiều và nôn mửa, có người mách dùng mía để chữa nhưng không biết cách. Xin tòa soạn hướng dẫn cách dùng nước mía chữa bệnh?

Trần Hoài Thu (Diễn Châu, Nghệ An).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 trả lời:
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá, can giá, vu giá... vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, thường được dùng để chữa các chứng trạng như môi khô miệng khát, sốt cao gây mất nước, tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, chứng nôn mửa, ăn vào thì bụng đầy trướng, sáng ăn chiều mửa, chiều ăn sáng mửa, mửa ra thức ăn không tiêu hoá...
 
Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như, dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa. Với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm...
       
PV (ghi)
 
[links()]