ĐBQH: Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh nhất cho Thủ đô

Google News

ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần một thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô bởi đây là bộ mặt của quốc gia, cửa ngõ giao lưu và hội nhập quốc tế,.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sau khi trình Quốc hội, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được thảo luận tại tổ vào chiều nay, 10/11, sau đó, sẽ tiếp tục được thảo luận tại hội trường vào sáng 27/11 tới đây.
Trao đổi bên hành lang Quốc hội với PV Tri thức và Cuộc sống, các đại biểu đã bày tỏ nhiều kỳ vọng đối với sự sửa đổi Luật này.
Cả nước vì Thủ đô, Thủ đô vì cả nước
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cho hay, Thủ đô là trái tim của cả nước, ai cũng mong muốn sự phát triển của Thủ đô xứng tầm với vị trí đó, và là niềm tự hào của mọi địa phương trong cả nước. Thủ đô của Việt Nam sánh vai cùng với thủ đô các nước thì Việt Nam cũng sánh vai cùng với các nước. Nên việc hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ có ý nghĩa cho sự phát triển của Thủ đô mà sẽ lan tỏa, tạo động lực dẫn dắt cho cả vùng và đất nước
DBQH: Can the che thuan loi, phan cap manh nhat cho Thu do
 Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) trao đổi bên hành lang về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Mai Loan.
Đại biểu Trần Văn Lâm mong muốn, khi sửa đổi Luật Thủ đô cũng là dịp để đánh giá căn cơ, toàn diện quá trình hơn 10 năm thực hiện, chỉ rõ những hạn chế và đề ra các giải pháp khắc phục đầy đủ, toàn diện và đặc biệt là phải hiệu quả và khả thi.
Nhấn mạnh, Thủ đô cả nước chỉ có một và Hà Nội không thể giống bất cứ một địa phương nào, ông Lâm cho rằng, việc hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi) phải đề ra được những chính sách đặc thù, phù hợp với vị trí, vai trò của trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, tạo hành lang pháp luật cho Thủ đô phát triển nhanh chóng và hiệu quả. Để có được điều đó, phải có những cơ chế đặc thù, phù hợp, có hành lang pháp lý cho Thủ đô phát triển nhanh chóng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, ông cũng mong muốn sự phát triển của Thủ đô sẽ tạo ra động lực lan tỏa cho khu vực và cho cả nước. Muốn vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô không phải chỉ cho riêng Thủ đô mà phải tính trong tổng thể mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các địa phương ở khu vực, của vùng và của cả nước.
DBQH: Can the che thuan loi, phan cap manh nhat cho Thu do-Hinh-2
 Tắc đường "không lối thoát" ở phố Đội Cấn, hình ảnh quen thuộc ở Thủ đô Hà Nội những giờ cao điểm. Ảnh: Mai Loan.
Yêu cầu này có thể được giải quyết thông qua các nội dung về quy hoạch đặt ra trong dự thảo Luật. Quy hoạch Thủ đô phải tạo ra sự kết nối liên thông với các địa phương, để Thủ đô có thể chia sẻ cho các địa phương nhiều nguồn lực phát triển và nhận lại về sự chia sẻ, đóng góp.
“Chẳng hạn như một số nhà máy, xí nghiệp ô nhiễm cần phải di dời, chuyển ra một số địa bàn xung quanh, hoặc các bệnh viện lớn, trường đại học… để giảm tải cho Thủ đô. Như vậy, có rất nhiều biện pháp, chính sách cụ thể đòi hòi sự phối hợp của vùng, của ngành, để tất cả vì Thủ đô mà Thủ đô cũng vì cả nước”, ông Lâm cho hay
Ủng hộ thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh nhất cho Thủ đô
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) nhấn mạnh tới tính cấp thiết trong việc sửa đổi Luật Thủ đô. Lý do là vì, Thủ đô Hà Nội và TP HCM là hai đô thị đặc biệt. Hai đô thị này đang quyết định 45% tổng thu ngân sách của của cả nước. Quan trọng hơn, Thủ đô Hà Nội và TP HCM là bộ mặt của quốc gia, là cửa ngõ giao lưu và hội nhập quốc tế, nhất là Thủ đô Hà Nội. Cho nên, chúng ta cần một thể chế thuận lợi nhất, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Hà Nội.
DBQH: Can the che thuan loi, phan cap manh nhat cho Thu do-Hinh-3
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM). Ảnh: Mai Loan. 
Đại biểu Ngân chia sẻ, ông vẫn hay hát bài “Hà Nội niềm tin và hy vọng”, những câu hát đã đi vào lịch sử như: “Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta, là ngôi sao Mai rạng rỡ”, tức là chúng ta kỳ vọng rất nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức vận hành thời gian qua đã gặp nhiều vướng mắc về thể chế. Do đó, ông ủng hộ mạnh việc cần phải tiếp tục phân cấp và phân cấp mạnh mẽ hơn cho Thủ đô Hà Nội.
Ngoài ra, qua quá trình triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, ông thấy có nhiều nội dung mà một đô thị đặc biệt cần phải được áp dụng. Đặc biệt, những nội dung này đã được cập nhật vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) như phát triển đô thị gắn với giao thông hay phân cấp trong điều chỉnh quy hoạch, tổ chức bộ máy…
Tuy nhiên, đã phân cấp phải trọn gói, chứ không phải phân cấp xong rồi mà, về thủ tục, như đất đai lại dính tới Bộ TN&MT, hoặc Bộ Xây dựng. Như vậy là phân cấp chưa trọn vẹn.
Mời quý độc giả xem video Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chia sẻ về sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Thủ đô, "tất cả vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Mai Loan