Một người đàn ông họ Wang (Trung Quốc) có cậu con trai đang học lớp 1. Một ngày, cậu bé quay về từ trường học, mang theo một bài kiểm tra bị giáo viên gạch sai và nhờ bố giải đáp.
Bài toán có yêu cầu như sau: "Anh A dùng 100 NDT để mua một món đồ trị giá 35 NDT. Hỏi anh A được trả lại bao nhiêu tiền?".
Cậu bé nhanh chóng ghi ra lời giải, và cho hay đáp án là 100 - 65 = 35, tức là lấy số tiền mà anh A mang theo trừ đi giá trị của món đồ.
Tuy nhiên, đáp án đã bị cô giáo gạch chéo và không cho điểm. Vốn là một người coi trọng thành tích học tập của con, ông Wang mới tức giận, đòi gặp trực tiếp giáo viên và yêu cầu giải thích.
Người giáo viên đáp lại: "Con trai của anh không làm sai. Thế nhưng, cháu mới chỉ làm được một trong 4 tình huống của đáp án". Sau đó, cô giáo đã lấy giấy và viết ra 3 trường hợp còn sót lại mà cậu bé chưa nghĩ đến:
- Trường hợp 1: Nếu anh A có 2 tờ tiền 50 NDT. Anh chỉ cần đưa 1 tờ tiền 50 NDT cho người bán hàng và nhận lại 15 NDT (50 - 35 =15).
- Trường hợp 2: Nếu anh A có 5 tờ tiền 20 NDT. Anh chỉ cần đưa 2 tờ tiền 20 NDT cho người bán hàng và nhận lại 5 NDT (2x20 - 35 = 5).
- Trường hợp 3: Nếu anh A có 1 tờ tiền 50 NDT 1 tờ tiền 20 NDT, 1 tờ tiền 10 NDT và 2 tờ tiền 5 NDT thì anh ta chỉ cần đưa 1 tờ tiền 20 NDT, 1 tờ tiền 10 NDT và 1 tờ tiền 5 NDT cho người bán hàng và không nhận lại được đồng nào (20 + 10 + 5 - 35 = 0).
Thế nhưng, sau khi nghe nữ giáo viên giải thích, ông Wang vẫn không đồng tình với kết quả của bài toán này.
"Đây là bài tập dành cho học sinh lớp 1, hay là câu hỏi đánh đố người khác vậy?", ông Wang búc xúc.
Nhiều người cũng đồng tình với nhận định của ông Wang về bài toán trên. Mấu chốt gây tranh cãi ở đây là đề bài yêu cầu anh A dùng 100 NDT để đi mua đồ, nhưng người giáo viên thì lại muốn học sinh phải phân loại tờ tiền 100 NDT đó.
Và tất nhiên, một bài toán không rõ ràng trong cách ra đề bài, thiếu dữ kiện cần và đủ thì học sinh làm sao điền đáp án đúng?
Theo Pháp luật & Bạn đọc