Chỉ trong 10 ngày, bán đảo Sơn Trà đã thay đổi đáng kinh ngạc

Google News

Bắt tay vào dọn rác ở Sơn Trà, nhóm bạn này đã ''thu hoạch'' được gần 700 bao rác (đã phân loại).

Nếu có thể mở cuộc bình chọn Trào lưu ý nghĩa và hay ho nhất năm 2019, thì chắc chắn đó chính là #ChallengeForChange (Trào lưu dọn rác) đang gây chú ý cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài. Hơn ai hết, giới trẻ chính là những người hiểu rõ nhất việc môi trường đang bị tàn phá như thế nào bởi rác, nylon và những phế phẩm không thể phân hủy khác. Dù không thể ”dọn sạch cả thế giới”, nhưng nếu mỗi người góp một tay nhặt rác, thì chắc chắn thế giới này sẽ xanh hơn, sạch hơn và dễ thở hơn.
Mới đây, một nhóm bạn trẻ hiện đang sinh sống, học tập và làm việc ở Đà Nẵng đã khiến nhiều người kinh ngạc với thành quả sau hơn 10 ngày dọn rác quanh bán đảo Sơn Trà. Có thể nói, Sơn Trà là môt địa danh vô cùng nổi tiếng của Đà Nẵng. Vì thế, nơi này cũng không tránh khỏi việc bị ”bao vây bởi rác”. Thế nhưng, với sự đồng lòng và nghiêm túc, nhóm bạn này đã ”thu hoạch” được gần 700 bao rác (đã phân loại) từ địa điểm này.
Chi trong 10 ngay, ban dao Son Tra da thay doi dang kinh ngac
Sự khác biệt đáng kinh ngạc chỉ sau 3 ngày dọn rác. 
Được biết, nhóm dọn rác này được thành lập đã được gần 2 tháng, không có tên goi chính thức. Ban đầu chỉ có tầm 10 người, nhưng hiện tại đã lên con số 300, với hơn 25 thành viên nòng cốt. Mọi người đều là bạn bè của nhau, hoặc quen biết nhau qua Facebook. Tất cả đều có điểm chung là ”dọn rác vì thích” chứ không cố thể hiện điều gì cao siêu cả.
Quá trình dọn rác bắt đầu từ ngày 24.3 và kéo dài đến hôm nay. Đã có 10 buổi dọn rác được hoàn thành và kết quả là 70% bãi rác đã được dọn sạch, với gần 700 bao rác (đã phân loại) được đưa về bãi rác thành phố.
Chi trong 10 ngay, ban dao Son Tra da thay doi dang kinh ngac-Hinh-2
 
Khi được hỏi về khó khăn, anh Đặng Anh Tuấn cho biết: ”Khó khăn nhất có lẽ là thời tiết, mùa này nắng rất nóng mà bãi thì trống, không có bóng cây che mát, vì vậy mọi người rất mau xuống sức”
Bên cạnh đó, nhóm cũng gặp khá nhiều khó khăn khi dọn những loại rác ”cứng đầu” như lưới, dây thừng… Được biết, sau khi cho rác vào bao, cả nhóm sẽ chuyền rác dọc đường núi đá, rồi mỗi người dùng xe máy chở vài bao theo đường đèo núi Sơn Trà để xuống nơi tập kết rác, hay dùng ván chèo đứng chở dọc theo đường biển để đưa lên bờ, sau đó lại dùng xe máy chở tiếp xuống núi. Hoặc thuận tiện và an toàn nhất là thuê tàu cá để đưa rác về cảng.
”Vấn đề rác thải đang rất nhức nhối trên toàn cầu, nên tụi mình cần mọi người chung tay mạnh hơn.Mình nghĩ không nhất thiết các bạn phải đi đến tận nơi, thu nhặt và phân loại rác như tụi mình đâu. Chỉ cần các bạn thay đổi tư duy về sử dụng bao ni lông, các sản phẩm từ nhựa và có ý thức bảo vệ môi trường từ trong suy nghĩ là đã quá tốt rồi'' - anh Đặng Anh Tuấn chia sẻ.
Trước mắt, nhóm sẽ đặt mục tiêu dọn các bãi rác tiêu điểm ở Đà Nẵng. Hiện tại, nhóm đang kêu gọi tài trợ để thuê tàu chở rác, đồng thời mua thêm dụng cụ và bao đựng rác nhằm giải quyết dứt điểm tình hình rác thải ở Sơn Trà.
Theo Cẩm Loan/Saostar