|
Bạn có tin một người xa lạ có thể ảnh hưởng hành vi của mình? Nếu muốn tạo sự chú ý với cô gái vô tình gặp trên xe buýt, anh chàng sẵn sàng đứng lên nhường ghế cho cụ già. Nhưng khi không có cô gái này, chưa chắc anh bạn đó đã có ý định nhường ghế đâu. Đấy chính là hiệu ứng tâm lý |
|
Chúng ta thường bị ảnh hưởng tâm lý từ nhận xét của người khác. Tình huống đi siêu thị, đứng trước gian hàng đông người xếp hàng mua đồ, khách dễ bỏ tiền mua sản phẩm được người xung quanh đánh giá tốt. Chỉ đến khi về nhà, bạn mới phát hiện nó không được như nhiều người nhận xét. |
|
Phần lớn chúng ta thường nhớ những gì chưa hoàn thành. Bạn từng làm nhân viên phục vụ chưa? Nếu chưa, hãy để ý, nhân viên phục vụ sẽ nhớ kỹ đơn đặt hàng cho đến khi đồ mang lên đủ. Sau khi hoàn tất, họ mới có thể an tâm chuyển sự chú ý sang khách hàng khác. |
|
Không ít bạn trẻ tiêu tiền hoang phí, đó là hiệu ứng tâm lý. Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản lớn chỉ để thể hiện bản thân mà chẳng phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác. Hãy học cách tiết kiệm, chi tiêu có kế hoạch để tránh rơi vào tình trạng lãng phí hoặc "rỗng túi" nhé! |
|
Bạn hay quên, hậu đậu ư? Đừng buồn vì nhiều ý kiến nhận xét người hậu đậu trông rất đáng yêu và dễ thương. Đôi khi, sự hoàn hảo sẽ khiến người đối diện cảm thấy bạn xa cách hơn thôi. |
|
Nhiều người thường rơi vào trạng thái tự ti và sợ hãi vì cho rằng mọi người chú ý đến mình thường xuyên, nói cách khác là "soi". Chẳng hạn, một cô gái mắc lỗi trang điểm, lo sợ mọi người phát hiện sẽ cười cợt, chế giễu. Thực tế, những người xung quanh chưa chắc đã để ý đến lỗi đó đâu. |
|
Càng nhiều người, tỷ lệ ngó lơ càng cao. Bạn đã bao giờ chứng kiến tình huống này chưa? Một thực tế là nếu cần giúp đỡ giữa đám đông, rất ít người đoái hoài đến nạn nhân, vì họ nghĩ chẳng đến lượt mình. Chính vì vậy, không ít tình huống đau lòng xảy ra. |
Theo Hương Liên/news.zing