|
"Karmic relationship" khiến hai người bị mắc kẹt trong mối quan hệ độc hại. Ảnh minh họa: Samson Katt/Pexels.
|
Trái ngược với một tình yêu lành mạnh khi cả hai tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau, "karmic relationship" là mối quan hệ rất lãng mạn, nồng cháy lúc ban đầu, nhưng không kéo dài lâu. Mặc dù mang đến những cảm xúc thú vị, mãnh liệt, kiểu tình yêu này có thể khiến hai người bị tổn thương và kiệt sức.
Dưới đây, USA Today và Health liệt kê một vài dấu hiệu của "karmic relationship" và cách thoát khỏi nó.
|
Mối quan hệ bất ổn khiến cả hai luôn cảm thấy lo lắng, bất an. Ảnh minh họa: Ron Lach/Pexels.
|
Cảm xúc lên xuống thất thường
Mối quan hệ kiểu "karmic relationship" khiến cả hai như ngồi trên tàu lượn cảm xúc, có thể hôm nay rất vui vẻ nhưng lại nhanh chóng đau khổ, buồn bã vào ngày mai.
Nếu đang mắc kẹt trong mối tình như vậy, chỉ một cuộc tranh cãi nhỏ cũng khiến một trong hai cảm thấy khổ sở, dằn vặt.
|
Cảm xúc nồng cháy lúc đầu khiến hai người luôn muốn dành thời gian bên nhau. Ảnh minh họa: Nikita Nikitin/Pexels.
|
Hai người bị lệ thuộc vào nhau
Bị đối phương thu hút mãnh liệt nên hai người có thể muốn ở cạnh nhau cả ngày. Theo đó, họ cũng không còn mặn mà với các thú vui và những mối quan hệ khác.
Đây là một "red flag" rõ ràng vì trong một mối quan hệ lành mạnh, cả hai người vẫn cần có thời gian, không gian riêng tư.
|
Hai người khó có thể tìm tiếng nói chung ngay cả trong những vấn đề nhỏ nhất. Ảnh minh họa: Pramod Tiwari/Pexels.
|
Khó giao tiếp với nhau
Giao tiếp là nền tảng của một mối quan hệ vững chắc. Tuy nhiên, khi đang ở trong một "karmic relationship", hai người sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và thấu hiểu nhau.
Ví dụ, cả hai có thể tranh luận với nhau về những điều nhỏ nhặt, không có tiếng nói chung và khó có thể hiểu về quan điểm của nửa kia.
|
Hai người dễ đánh mất kiểm soát trong một mối quan hệ độc hại. Ảnh minh họa: Carlos Oratto/Pexels.
|
Tranh cãi không ngừng
Trong mối quan hệ này, những cuộc tranh cãi có thể xuất hiện bất ngờ và khiến cả hai dần mất kiểm soát. Thêm đó, một trong hai người có thể đi quá đà và gây ức chế tâm lý cho đối phương.
Thậm chí, bất đồng còn dễ dàng lây lan từ chủ đề này sang chủ đề khác và không có dấu hiệu chấm dứt.
|
Những cuộc cãi vã dễ khiến hai người cảm thấy kiệt sức. Ảnh minh họa: Erik Mclean/Pexels.
|
Cảm thấy kiệt sức
Những mối quan hệ kiểu "karmic relationship" ẩn chứa nhiều tranh cãi và bất đồng nên thường không bền vững.
Thêm đó, những thăng trầm trong mối quan hệ khiến hai người dần cảm thấy kiệt sức và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
|
"Karmic relationship" không có lợi cho sức khỏe tinh thần. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.
|
Cách giải thoát
Nếu cảm thấy mối quan hệ của bản thân đang gặp bế tắc, hãy trò chuyện với người thân, bạn bè để có thêm dũng khí chấm dứt mối quan hệ. Ngoài ra, sự hỗ trợ của những người thân thiết cũng sẽ làm giảm cảm giác đau khổ sau khi chia tay.
Để kết thúc mối quan hệ nhanh chóng, mọi người nên tránh tranh luận với đối phương, đồng thời chọn liên hệ qua tin nhắn hay email nếu e ngại rằng cảm xúc của người kia có thể bùng nổ.
Cuối cùng, thay vì chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực hoặc dằn vặt bản thân vì quá khứ, mỗi người hãy tập trung vào các hoạt động mà mình yêu thích và dành thời gian cho những mối quan hệ lành mạnh khác.
Theo Bích Ngọc/ Zing