1. Đừng cố nhắm mắt làm ngơ: Người bị phản bội cần được biết mọi chuyện đã diễn ra thế nào. Kể cả khi bạn vẫn đang cố gắng trả lời hết các câu hỏi, bạn có thể vô tình che dấu vài chi tiết mà chính bạn cũng không nhận ra. Bạn thậm chí chỉ trả lời chung chung mà không cảm giác như mình nói dối.
Tuy nhiên, người bạn đời sẽ cảm thấy bạn đang che giấu điều gì đó. Họ sẽ ám ảnh về những gì đã xảy ra trong một thời gian dài.
Lảng tránh đối diện với vấn đề không phải là một cách hay. Đừng che giấu điều gì. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, lấy lại lòng tin từ người bạn đời bạn cần phải cảm nhận được nỗi đau, nếu không vết thương sẽ không lành nổi.
2. Nói ra toàn bộ sự thật: Lòng tin là một thứ rất mong manh. Nếu bạn bị phát hiện nói dối một lần, cách tốt nhất là nói ra tất cả.
Các chuyên gia tâm lý cho biết, lòng tin chỉ có được khi mối quan hệ thực sự minh bạch đến từng chi tiết nhỏ nhất. Nếu bạn định đi bar với bạn bè, hãy nói với người kia. Đừng bịa ra một địa chỉ ít "nguy hiểm" hơn để nói dối với họ.
3. Không công kích: Người cần lấy lại lòng tin sẽ trải qua một khoảng thời gian khó khăn. Phải nghe những lời tiêu cực, những lời công kích hằng ngày sẽ khiến cả hai mệt mỏi.
Điều quan trọng là không nên tấn công nhau. Khi bạn nói với người kia: "Anh cũng chẳng tử tế gì" là bạn đang cố bào chữa cho chính mình. Đây là một phản xạ bình thường. Nhưng hãy nghĩ đến những gì bạn nhận được. Sự tức giận của người kia là điều dễ hiểu. Đừng nói những lời khó nghe với họ nếu bạn không muốn phá vỡ mối quan hệ của hai người.
4. Không diễn cảnh quan toà - bị cáo: Khi điều tồi tệ nhất là thừa nhận mình lừa dối người kia đã qua thì giai đoạn khó khăn nhất bắt đầu. Nếu bạn quyết định không buông tay, đừng diễn cảnh quan toà - bị cáo, vì nó không giúp xây dựng lại lòng tin mà chỉ có tác dụng ngược lại.
"Quan toà" sẽ luôn cố thể hiện sự tức giận của mình cùng vô vàn yêu cầu đối với "bị cáo". "Bị cáo" sẽ cố thể hiện sự "hoàn lương", nhưng họ sẽ phát điên nếu lần nào cũng thất bại.
Lúc này, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và nói với người kia là bạn đã sẵn sàng thực hiện những yêu cầu của họ, nhưng không cần phải nhắc nhở liên tục như vậy.
5. Không lôi người khác vào cuộc: Nếu hai người đã quyết định sẽ tiếp tục cùng nhau sau mọi chuyện, tức là cả hai đều phải có trách nhiệm với việc này. Do vậy, bạn không nên lôi người khác vào cuộc, kể cả bạn bè, họ hàng, hay con cái.
Cả hai nên cùng thực hiện điều này. Những cuộc tranh luận về những gì đã xảy ra nên chỉ tồn tại giữa hai người mà không có bên thứ 3 tham gia.
6. Công khai với bạn đời: Hãy để người kia có thể tiếp cận mọi mặt cuộc sống của bạn, từ mạng xã hội, tin nhắn hay các cuộc gọi. Nếu bạn đã quyết định trung thực, bạn không có gì phải giấu diếm. Điều này sẽ giúp người kia bình tĩnh và tin bạn hơn.
Qua thời gian, người bạn đời sẽ nhận ra rằng không cần phải giám sát bạn mọi lúc. Khi lòng tin được khôi phục, họ sẽ hoàn toàn chấm dứt việc này.
7. Yêu lại từ đầu: Trong quá trình xây dựng lại lòng tin, bạn nên làm những việc khiến người kia hạnh phúc khi hai người còn đang hẹn hò. Bạn có thể đưa người ấy đi xem phim, đi dạo trong công viên..., đừng kết tội nhau và đừng nghĩ về những gì đã xảy ra. Điều này giúp bạn tạo những kỷ niệm đẹp cùng nhau.
Với những người thích cảm giác mới lạ, bạn có thể đưa họ đi du lịch đến những vùng đất mới hay ra nước ngoài. Sự thay đổi về cảm xúc này sẽ là sự khởi đầu tốt đẹp cho cả hai.
8. Đừng hy vọng được tha thứ ngay lập tức: Và bạn cũng đừng gây áp lực với người kia. Điều cần làm bây giờ là chú ý đến cảm xúc và nhu cầu của họ. Nỗi đau họ đang phải trải qua là rất lớn, nó không thể mất đi ngay được.
Khi hai người quyết định làm lại từ đầu sau ngoại tình, cả hai cần sẵn sàng cho mọi thứ khác trước và sẽ khó khăn lúc đầu. Tuy nhiên, thống kê cho thấy 70% các cặp đôi kiểu này vẫn ở lại bên nhau.
Theo Tuổi trẻ