Người trẻ châu Á sống trong nhà trọ siêu nhỏ

Google News

Sinh viên, lao động trẻ tại nhiều nơi như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc) chấp nhận sống trong những phòng thuê siêu nhỏ, diện tích chưa đến 10 m2 để tiết kiệm chi phí.

Nguoi tre chau A song trong nha tro sieu nho

Mong muốn được sống ở trung tâm với giá thuê nhà phải chăng, nhiều người trẻ Nhật Bản chấp nhận ở trong những căn hộ siêu nhỏ. Diện tích đất khan hiếm, giá bất động sản cao buộc kiến trúc sư phải thiết kế các căn hộ mini. Bên cạnh đó, lối sống tối giản lên ngôi cũng khiến thị trường nhà ở dạng này bùng nổ. Đánh đổi tiện nghi và không gian sinh hoạt, người thuê có thể tiếp cận các sự kiện văn hóa và giải trí, ở gần các ga tàu điện ngầm giúp họ dễ dàng đi đến văn phòng, trường học trong thành phố. Ảnh: Sora News 24.

Nguoi tre chau A song trong nha tro sieu nho-Hinh-2

Dòng căn hộ Ququri, được quản lý bởi công ty bất động sản Spilytus, có diện tích chỉ hơn 6 m2, khá phổ biến tại Tokyo. Khoảng 1.200 phòng của Ququri, chia thành nhiều tòa nhà xung quanh thành phố, đang được cho thuê. Có đến 90% khách hàng là người trẻ trong độ tuổi 20-30 và 40% người thuê là nữ giới. Ảnh: Sora News 24.

Nguoi tre chau A song trong nha tro sieu nho-Hinh-3

Tùy thuộc vào vị trí, mỗi căn hộ Ququri có giá thuê 50.000 yen (455 USD) một tháng. Thậm chí ở những khu phố đắt đỏ hơn, giá thuê nhà Ququri cũng chỉ khoảng 80.000 yen/tháng. Chủ Ququri không bắt khách hàng đóng tiền cọc hay phí trước khi chuyển tới (khoản phí này thường cao bằng 4 tháng tiền thuê phòng). Người thuê cũng không cần nộp phí gia hạn hợp đồng (thường bằng tiền thuê cả tháng, được thanh toán 2 năm/lần). Dịch vụ Internet được cung cấp miễn phí. Ảnh: Sora News 24.

Nguoi tre chau A song trong nha tro sieu nho-Hinh-4

Tuy nhiên, việc sinh hoạt trong căn hộ siêu nhỏ gây nên nhiều khó khăn. Đa số cư dân tại đây chọn sử dụng gác xép làm không gian ngủ, dùng loại đệm nhỏ gọn, cho phép họ tận dụng toàn bộ diện tích sàn để chứa đồ đạc. Diện tích hạn hẹp khiến người ở phải hạn chế đồ dùng. Những món đồ bình thường như máy giặt, tivi, bếp... cũng trở thành "xa xỉ" vì không có chỗ để. Ảnh: Sora News 24.

Nguoi tre chau A song trong nha tro sieu nho-Hinh-5

Goshiwon, hay còn gọi là "nhà trọ hộp diêm", đã gắn liền với nhiều thế hệ sinh viên Hàn Quốc từ hơn 40 năm nay. Đây là những căn phòng siêu nhỏ, chật hẹp, chỉ vừa cho một người, điều kiện tồi tàn, thường được sinh viên nghèo hoặc những người chuẩn bị cho các kỳ thi công chức, lao động nước ngoài thuê với giá rẻ. Ảnh: Sim Kyu-dong.

Nguoi tre chau A song trong nha tro sieu nho-Hinh-6

Mỗi goshiwon có diện tích chỉ 3-5 m2. Trong không gian chật hẹp, người ở trang bị bàn, giường, tủ quần áo, các vật dụng đều là loại cỡ nhỏ. Người thuê có thể dùng chung phòng tắm và nhà bếp. Phiên bản lớn hơn của kiểu nhà trọ này có tên goshitel. Ảnh: USNews.

Nguoi tre chau A song trong nha tro sieu nho-Hinh-7

Bất chấp hạn chế về không gian, điều kiện sinh hoạt, các goshiwon vẫn tồn tại và được nhiều người trẻ thuê, phổ biến nhất tại thủ đô Seoul. Khi ngày càng nhiều người đổ xô đến đây để học tập, làm việc, số căn hộ dạng này càng tăng, có mặt khắp các khu vực trong thành phố. Ảnh: Reddit.

Nguoi tre chau A song trong nha tro sieu nho-Hinh-8

Theo một cuộc điều tra dân số năm 2016, có hơn 200.000 người Hong Kong (Trung Quốc) sống trong các căn hộ siêu mỏng, nhà chia nhỏ hay "nhà lồng". 50.000 người trong số họ ở độ tuổi sinh viên, SCMP đưa tin. Nhiều người trẻ sinh ra trong gia đình khó khăn, cha mẹ không có tài sản đáng giá để thừa kế, họ không có lựa chọn nào khác ngoài ở trong những căn hộ siêu nhỏ. Ảnh: Pinterest.

Nguoi tre chau A song trong nha tro sieu nho-Hinh-9

"Nhà lồng", "nhà quan tài" là những từ chỉ dạng căn hộ tồi tàn, chật hẹp - nơi cư trú của những người nghèo tại Hong Kong. Tại nơi có thị trường nhà đất đắt đỏ nhất thế giới, giá thuê nhà cao cắt cổ này, người dân chật vật để có được chốn nương thân. Ảnh: Pinterest.

Nguoi tre chau A song trong nha tro sieu nho-Hinh-10

Dịch Covid-19 bùng phát dẫn tới sự suy thoái kinh tế đang khiến việc thuê được một căn hộ "quan tài" trở thành điều xa xỉ đối với người lao động tự do và người cận nghèo tại đây. Ảnh: SCMP.

Theo Đinh Phạm/Zing