Bản danh sách những gương mặt dưới đây sẽ khiến bạn thay đổi quan niệm khi cho rằng, chỉ có những tuyển thủ giỏi nhất mới có cơ hội nâng cao chiếc cúp vô địch.
1. Junior (Brazil)
|
Nhà vô địch World Cup 2002: Junior. |
Jenilson Angelo de Souza hay còn được nhớ đến cái tên quen thuộc hơn, Junior. Hậu vệ này là sự lựa chọn số 2 sau danh thủ thuyền thoại Roberto Carlos tại World Cup 2002. Trong sự nghiệp thi đấu của mình, Junior có 22 lần ra sân trong màu áo vàng-xanh.
Cựu ngôi sao của Parma nổi tiếng bởi lối chơi đầy sức mạnh, sự càn lướt nhưng khả năng hỗ trợ phòng ngự lại là một vấn đề lớn với Junior. Nhà vô địch World Cup 2002 từng chơi bên cạnh những hậu vệ lừng danh khác như Fabio Cannavaro và Lilian Thuram trong màu áo Parma.
Tài năng không có gì nổi trội nhưng sự nghiệp thi đấu trong màu áo Selecao của hậu vệ này lại hoàn toàn khác. Junoir là thành viên của Brazil vô địch cúp vàng CONCACAF 1998, Copa America năm 2001 và đỉnh cao là chức vô địch thế giới năm 2002 được tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
Có lẽ, bốn năm gắn bó với đội bóng ở Serie A Parma là quãng thời gian thành công nhất với Junior ở cấp độ câu lạc bộ. Phần lớn thời gian còn lại, nhà vô địch World Cup chơi cho các đội bóng ở quê nhà Brazil.
2.Luizao (Brazil)
|
Luizao trong màu áo Selecao ở World Cup 2002. |
Luizao là một cái tên "tầm thường" khác từng xuất hiện trong hành trình đoạt cúp vàng thế giới lần thứ 5 trong lịch sử Selecao. Luiz Carlos Bombonato Goulart còn được nhớ đến với cái tên ngắn gọn: Luizao. Tiền đạo này được triệu tập vào đội hình Brazil đăng quang năm 2002 khi đang chơi bóng ở Corinthians.
Sự nghiệp quần đùi áo số của Luizao khá thăng trầm khi trải qua 15 câu lạc bộ khác nhau; ông từng có thời gian thi đấu ở Nhật Bản. Sau một mùa giải khá ấn tượng trong màu áo Corinthians, HLV Luis Felipe Scolari quyết định điền tên Luizao vào danh sách tham dự cúp vàng thế giới.
Sở hữu hàng tấn công cực mạnh với những cái tên vô cùng chất lượng như Rivaldo, Ronaldo và Ronaldinho, ngôi sao này đành phải vui vẻ làm bạn trên băng ghế dự bị của Brazil. Mặc dù vậy, Luizao từng có 2 lần ra sân ở World Cup 2002 khi vào sân thay Rô béo nhưng tiền đạo này đã không sút tung lưới đối phương lần nào.
Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh lần thứ 17 trong lịch sử là lần duy nhất người hâm mộ được chứng kiến Luizao trong màu áo vàng- xanh.
3. Bernard Diomede (Pháp)
|
Tiền vệ cánh Bernard Diomede. |
Nổi tiếng với lối đá nhanh nhẹn, tốc độ cùng với đó là sự khéo léo đến từ "hai chân như một", Bernard Diomede là một gương mặt khá lạ lẫm xuất hiện trong đội hình Pháp vô địch World Cup 1998.
Cựu cầu thủ của Auxerre có 3 lần ra sân ở France 98, bao gồm hai trận đấu vòng bảng với Ả Rập Xê Út và Đan Mạch; một trận vòng 16 đội trước Paraguay.
Thật đáng buồn cho Diomede khi màn trình diễn đó chưa đủ gây ấn tượng với chiến lược gia Aime Jacquet. Bộ tứ hàng tiền vệ ưa thích của ông thầy người Pháp là những gương mặt xuất sắc khác như Deschamps, Petit, Zidane và Djorkaeff.
Kể từ lượt trận tứ kết, cầu thủ chạy cánh của Auxerre không còn là sự lựa chọn tối ưu trong đội hình Les Bleus. Mùa giải tiếp theo, ngôi sao 44 tuổi chuyển sang thi đấu dưới màu áo đội bóng thành phố cảng Liverpool với mức phí 3 triệu bảng. Trong 3 năm, Diomede ra sân vỏn vẹn 2 lần. Phần lớn thời gian còn lại, nhà vô địch World Cup 1998 chơi cho các đội bóng làng nhàng ở Pháp.
4. Heinz Kwiatkowski (Tây Đức)
|
Nhà vô địch World Cup 1954: Heinz Kwiatkowski. |
Trong những thập niên 50, bóng đá Tây Đức khan hiếm tài năng ở vị trí người gác đền đến cực độ. Oliver Kahn, Manuel Neuer, thậm chí cả Ter-Stegen là những thủ môn xuất sắc gần đây của Những cỗ xe tăng Đức.
Do đó, người Đức rất lo lắng cho kì World Cup 1954. Họ thật sự không sở hữu bất kì thủ môn xuất sắc nào trong đội hình. Người gác đền huyền thoại Bert Trautmann là một người Đức, nhưng ông thi đấu ở nước Anh trong màu áo Manchester City nên không được gọi vào đội tuyển quốc gia.
Kẻ đóng thế bất đắc dĩ Heinz Kwiatkowski đã được "chọn mặt gửi vàng" ở World Cup 1954. Phong độ của thủ thành Dortmund là vô cùng tệ hại khi để lọt lưới 8 bàn trong trận đấu với Hungary.
Nhà vô địch World Cup 1954 bị loại khỏi đội hình Tây Đức ngay sau đó trước cuộc tái chiến với đối thủ Hungary trong trận chung kết. Phần còn lại, Kwiatkowski gắn bó với Dortmund với tổng cộng 300 lần ra sân.
5. Simone Barone (Italy)
|
Nhà vô địch World Cup 2006: Simone Barone. |
Một cái tên lạ lẫm khác trở thành nhà vô địch World Cup, khi Simone Barone có tên trong đội hình tham dự cúp vàng thế giới 2006 của Itay. Một tiền vệ đa năng, với lối chơi linh hoạt, có khả năng hoạt động rộng là sự ưa thích với Marcello Lippi.
Mùa hè ở nước Đức, Barone có hai lần ra sân từ băng ghế dự bị và không để dấu ấn đáng kể nào trong chiến tích của đội bóng áo thiên thanh. Tổng cộng, nhà vô địch World Cup 2006 có 16 lần ra sân trong màu áo đội tuyển quốc gia. Phần lớn thời gian còn lại, Barone chơi cho các đội trung bình khá ở Serie A như Chievo, Parma, Palermo và Torino.
Tiền vệ cánh Bernard Diomede.
Theo tinthethao