|
Ảnh minh họa. |
Nhớ có lần, cậu em tôi bị mất ví. Thực ra, số tiền ở trong ví không phải là nhiều mà tiếc nhất là những giấy tờ tùy thân. Cứ nghĩ cái cảnh làm thủ tục xin cấp lại những giấy chứng minh thư, bằng lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm rồi phải chờ đợi mà không khỏi ngán ngẩm.
Sau đó ít ngày, tôi nhận được cuộc gọi từ số máy lạ hỏi có người quen nào như tên trong chứng minh thư mà họ nhặt được không. Mừng vì tìm lại được giấy tờ cho em nhưng cũng chuẩn bị sẵn tâm lý cho kịch bản "chuộc lại giấy tờ", bởi những chuyện như thế, tôi đã được nghe kể không ít. Thế nhưng, chỉ đến khi gặp để lấy lại ví, tôi mới... sững sờ: Tất cả sự chuẩn bị của tôi là thừa. Người trả ví còn nhờ tôi kiểm tra lại xem có bị mất gì không.
Thú thực, niềm vui khi ấy với tôi đã nhân lên gấp bội. Nó không đơn thuần là nhận lại đồ bị đánh rơi mà bởi tôi nhận ra rằng, lòng tốt không phải là một thứ xa xỉ trong xã hội.
Trở lại với câu chuyện người đàn ông bị đánh ở trên, rõ ràng đã có sự nghi ngờ dẫn đến "cả giận mất khôn" từ phía người được trả lại đồ và những người thừa hành công vụ giải quyết vụ mất trộm này. Đương nhiên, việc chưa tìm hiểu cặn kẽ đã vội đánh người là đáng phê phán nhưng suy cho cùng, tâm lý ấy không phải là không có cơ sở. Khi mà báo chí vẫn nhan nhản những tin về cướp giật, trộm cắp; khi mà tận mắt người ta vẫn chứng kiến cảnh kẻ gian móc túi mà không dám lên tiếng vì sợ bị trả thù; khi mà vẫn có những vụ kẻ gian lấy trộm đồ xong giở màn kịch gọi điện đến đề nghị bị hại "chuộc đồ" thì niềm tin vào cái thiện, vào lòng tốt của con người cũng trở thành xa xỉ.
Tôi vẫn tin rằng, người tốt trong xã hội chẳng bao giờ thiếu. Có điều, để người ta tin rằng việc tốt đó mình làm hoàn toàn trong sáng, chân thành thật không đơn giản.
Làm người tốt bây giờ khó thật!
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
An Nhiên