Bão Mặt trời tấn công Trái đất vào "Ngày đen tối"

Google News

(Kiến Thức) - Mặt trời phát ra 3 tia sáng “khủng” hai ngày vừa qua và dự đoán tạo bão Mặt trời ảnh hưởng đến Trái đất vào ngày mai,  thứ 6 ngày 13.

Một cơn bão Mặt trời với cường độ lớn được cho là sẽ quét qua Trái đất và ngày mai (thứ 6 ngày 13). Mặt trời đã phát ra 3 tia sáng “khủng” hai ngày vừa qua và nó được dự đoán tạo thành bão Mặt trời ảnh hưởng đến Trái đất vào thứ 6 ngày 13, nhưng căn cứ theo các báo cáo thời tiết vũ trụ thì không có lý do để báo động.
Các quan chức của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA cho biết trong một tuyên bố, ba tia sáng Mặt trời phát ra hai ngày vừa qua thuộc dạng tia sáng X-class, loại tia sáng Mặt trời có cường độ cao nhất, gấp 10.000 lần năng lượng tia sáng nền bình thường từ Mặt trời. Cả ba tia sáng đều nổ ra từ phía bên trái của Mặt trời.
Khi nhắm trực tiếp vào Trái đất, CMES có thể kích hoạt các cơn bão địa từ và cắt đứt thông tin liên lạc, lưới điện trên Trái đất. 
Theo Trung tâm dự báo thời tiết vũ trụ Mỹ (SWPC), có trụ sở tại Boulder, Colorado, tia sáng Mặt trời ngày hôm qua khiến tất cả các thông tin liên lạc vô tuyến tần số cao từ phía ánh sáng Mặt trời của Trái đất dừng trong khoảng một giờ.
Tia sáng Mặt trời là những vụ nổ bức xạ lớn và tốc độ giải phóng từ Mặt trời vào không gian, đôi khi có thể sản sinh ra sóng thể plasma và hạt mang điện tích, gây ra hiện tượng phun trào vật chất vành nhật hoa (CMES). Khi nhắm trực tiếp vào Trái đất, CMES có thể kích hoạt các cơn bão địa từ và cắt đứt thông tin liên lạc, lưới điện trên Trái đất.
Ảnh hưởng từ hai tia sáng đầu tiên dự đoán sẽ chỉ ảnh hưởng nhẹ Trái đất, nhưng CMES vẫn có thể tạo ra những cơn bão từ. Bão từ xảy ra khi các hạt năng lượng Mặt trời tương tác với từ trường của Trái đất. CMES cũng có thể gây nguy hiểm cho các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế và phá vỡ các vệ tinh trong quỹ đạo xung quanh hành tinh. Ngoài ra, các cơn bão cũng có thể tạo nên hiện tượng cực quang, cho những hình ảnh tuyệt đẹp.
Lưu Thoa (theo LS)