|
Vệ tinh F-1. |
Làm bài bản, thận trọng
Trong phát triển vệ tinh, sự cố dẫn đến mất kiểm soát, hỏng hóc là khá lớn do đặc điểm môi trường, điều kiện phóng khắc nghiệt và đặc biệt khả năng khắc phục sự cố từ xa, nên việc ứng cứu trực tiếp hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát của con người. Tại Ấn Độ, trong những năm 1975 - 1995, 9/34 vệ tinh đã gặp sự cố. Trong giai đoạn 1996 - 2005, tỷ lệ vệ tinh gặp sự cố là 10/25 chiếc. Trong giai đoạn 2006 đến nay tỷ lệ vệ tinh gặp sự cố là 6/39. Có nhiều loại sự cố như có vệ tinh gặp sự cố ngay từ khi bắt đầu phóng, có vệ tinh phóng thành công nhưng không đến được vị trí cần đến, có vệ tinh hỏng trong quá trình hoạt động...
Vì phóng vệ tinh tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, nên việc chế tạo và phóng vệ tinh phải được thực hiện bài bản, đúng trình tự, đặc biệt là các khâu ở mặt đất phải chuẩn chỉ từ khâu thiết kế, lắp ráp, thử nghiệm và chuẩn bị phóng...
Không nói đâu xa, ngay ở Việt Nam, để có thể làm chủ công nghệ chế tạo chế tạo vệ tinh viễn thám phục vụ quan sát Trái Đất vào năm 2020 thì ngay từ bây giờ đã phải thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ chuyên gia. Không chỉ học trong nước, những người sẽ trực tiếp chế tạo vệ tinh còn phải sang nước ngoài để học tập, thực tế công việc tại Trường đại học và công ty chế tạo vệ tinh.
Đối với vệ tinh pico cỡ 1kg, rất khuyến khích thế hệ trẻ tham gia nghiên cứu. Bởi khi chế tạo, các bạn trẻ sẽ nắm được các kỹ thuật từ đó làm những vệ tinh lớn hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng số tiền phóng một vệ tinh pico vào khoảng 20.000USD. Vì thế, nếu chúng ta không chuẩn bị kỹ lưỡng thì rõ ràng là đang đốt tiền. Hơn thế, nếu chúng ta không chuẩn bị thật kỹ, thì không chỉ chúng ta đốt tiền mà vô hình chung sẽ tạo thêm một nguồn rác mới cho vũ trụ.