Công nghệ sản xuất điện từ năng lượng Mặt trời đang được phổ biến rải rác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn rất hạn chế về yếu tố giá thành cao, cồng kềnh và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết (cần nguồn sáng trực tiếp của Mặt trời).
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Exeter, Anh cho biết họ đã tìm một vật liệu mới, đó là perovskite, một khoáng sản phổ biến tại Nga để thay cho các tấm composit truyền thống. Perovskite, với khả năng hấp thu năng lượng Mặt trời tuyệt với của mình, kết hợp với công nghệ màn mỏng silicon sẽ giúp nhân loại có một bước tiến dài trong việc giải quyết vấn nạn khan hiếm tài nguyên, hoàn toàn có khả năng giúp chi phí sản xuất điện giảm từ 5-7 lần so với hiện nay.
Ngoài ra, các thí nghiệm khoa học đã được tiến hành ở Brazil, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Anh và Saudi Arabia, khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên này để chuyển đổi năng lượng Mặt trời thành điện trong điều kiện khí quyển khác nhau, không chỉ trong ánh sáng Mặt trời trực tiếp.
Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Solar Energy Materials & Solar Cells. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu sự ổn định của các thiết bị năng lượng mặt trời dựa trên perovskite trong điều kiện khí hậu khác nhau trước khi chính thức đưa vào khai thác.
T.L (Theo hinews)