Điều hòa biến tần không tiết kiệm điện như quảng cáo

Google News

Đó là báo cáo sơ bộ về thử nghiệm tính năng của điều hòa không khí biến tần và không biến tần tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội...

- Báo cáo sơ bộ về thử nghiệm tính năng của điều hòa không khí biến tần và không biến tần tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chỉ ra: Máy điều hòa biến tần Inverter không tiết kiệm điện như các nhà sản xuất quảng cáo là 40 - 60%.

Chỉ tiết kiệm ở mức 10 - 25%

Anh Nguyễn Hoài Nam (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) chia sẻ, trời nóng nên nhà anh dành dụm tiền để mua máy điều hòa không khí. Nghe quảng cáo máy biến tần Inverter có khả năng tiết kiệm khoảng 50% điện năng nên gia đình anh cố xoay xở gom đủ số tiền để mua loại máy này. Theo anh Nam, máy điều hòa biến tần có giá cao gấp rưỡi máy điều hòa bình thường. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, gia đình anh vẫn chưa hiểu máy điều hòa được cho là thế hệ mới này tiết kiệm điện năng như thế nào. Vì nhà anh chỉ bật máy vào những ngày nắng nóng, bật vào buổi tối khi đi ngủ...

Báo cáo của nhóm thử nghiệm để đánh giá so sánh tính năng của máy điều hòa không khí biến tần và không biến tần thực hiện tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa qua cho thấy, khả năng tiết kiệm điện của điều hòa biến tấn không nhiều như một số hãng sản xuất quảng cáo.

Thử nghiệm được áp dụng ở hai hình thức là phòng thí nghiệm và tại nhà người dân. Phòng thí nghiệm được xây dựng hai phòng có các đặc điểm giống nhau về diện tích, cách nhiệt... Trong đó, một phòng lắp máy điều hòa biến tần, một phòng lắp máy điều hòa bình thường để thử nghiệm. Còn nhà dân, được ứng dụng lắp đặt ở các kiểu nhà khác nhau như căn hộ, nhà liền kề, nhà biệt thự với các hướng khác nhau để nhận ra các điểm chênh lệch.

Kết quả sơ bộ cho thấy, nếu chạy đầy tải máy điều hòa biến tần không tiết kiệm điện so với máy on/off (tức máy bình thường). Điều này thể hiện khi phòng lắp điều hòa biến tần đúng công suất máy với tải lạnh của phòng và khi nhiệt độ ngoài trời cao từ 35 độ C trở lên thì máy biến tần hầu như không tiết kiệm điện.

Máy điều hòa biến tần chỉ tiết kiệm điện khi chạy ở chế độ non tải. Chế độ non tải được hiểu dưới 2 yếu tố: Nếu lắp máy vừa đúng với tải lạnh của phòng và chỉ khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 34 độ C. Nhiệt độ ngoài trời càng giảm, khả năng tiết kiệm điện càng tăng. Khả năng tiết kiệm điện có thể lên tới khoảng 25% khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống đến 20 độ C.

Yếu tố máy chạy non tải thứ 2 diễn ra khi lắp đặt dư thừa công suất cho phòng. Công thức tính công suất phòng cho máy điều hòa được áp dụng: khoảng 500Btu/h/m2. Ví dụ, phòng 15m2 chỉ cần lắp điều hòa 9.000 nhưng để máy luôn hoạt động ở chế độ non tải, tiết kiệm điện thì các gia đình phải lắp máy 12.000 Btu/h.

Điều đáng chú ý ở đây là, con số tiết kiệm của loại máy này cũng chỉ từ 10 - 25%, hoàn toàn không cao như một số hãng quảng cáo là tiết kiệm từ 40 - 60%.
Máy điều hòa biến tần chỉ tiết kiệm điện khi chạy ở chế độ non tải.
Máy điều hòa biến tần chỉ tiết kiệm điện khi chạy ở chế độ non tải.

Tiết kiệm khi... bật cả năm

Một phân tích khác của PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học Nhiệt lạnh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho thấy, thói quen của nhiều người là bật điều hòa khi nhiệt độ ngoài trời từ 29 độ C trở lên. Nếu áp dụng yếu tố thói quen này vào bảng tạm kê số giờ của các nhóm nhiệt độ ở Hà Nội cho thấy khả năng tiết kiệm điện của một số gia đình vào mùa hè không cao. Cụ thể, nhiệt độ ngoài trời từ 35 - 39 độ C của Hà Nội có khoảng 127 giờ/năm, từ 29 - 34 độ C có 508 giờ/năm, nhiệt độ từ 24 - 28 độ C có 358 giờ/năm. Khi đài báo thời tiết là nhiệt độ từ 25 - 35 độ C, có nghĩa nhiệt độ ngoài trời vào 13 - 15h00 là 35 độ C và từ 1 - 3h00 sáng là 25 độ C.

Từ các yếu tố tiết kiệm của điều hòa biến tần, PGS.TS Nguyễn Đức Lợi cho rằng, người dân cần cân nhắc khi mua máy phù hợp với điều kiện kinh tế, số giờ bật máy, khu vực thời tiết... Trường hợp mua điều hòa biến tần có công suất lớn hơn diện tích phòng nhằm mục đích tiết kiệm thì người dân phải đầu tư thêm khoản tiền khá lớn. Hoặc các gia đình, công sở, đơn vị bật điều hòa biến tần cả năm như ở "Tây" sẽ tiết kiệm hơn so với điều hòa bình thường, hay chỉ chạy máy điều hòa loại này khi... trời mát. 

Một nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Đức Lợi về điều hòa biến tần cho thấy, khi chạy ở điều kiện nhiệt độ ngoài trời cao quá 35 độ C thì điều hòa biến tần có thể tốn điện hơn điều hòa bình thường khoảng 6% do phải cấp điện cho chính bộ biến tấn.

Thu Hiền
[links()]

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Dùng 2 điều hòa Inverter -

Dùng 2 điều hòa Inverter
1- Thí nghiệm trên có kết quả như vậy do đặt nhiệt độ ở mức tối thiểu (16-18 độ), nên khi ở ngoài trời mức 20 độ thì biến tần phát huy tác dụng.<br/>2- Điều hòa sản xuất có giải nhiệt độ thường từ 16-32 độ, cho mọi nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nơi trên thế giới.<br/>3- Thực tế ở Gia đình tôi (chắc nhiều GĐ việt nam khác) đặt ở mức 26-27 độ (giới hạn giơ le nhiệt). Biến tần sẽ vẫn phát huy tác dụng khi nhiệt độ bên ngoài 33-35 độ.<br/><br/>Kết luận: Inverter sẽ phát huy tác dụng nếu có cách dùng phù hợp, chứ không hăn như là phải mua thừa công suất. Vì đơn giản, không mấy ai ở nhà đặt nhiệt độ ở mức 18 độ như thí nghiệm cả

Dũng -

Dũng
<p>Quá vô lý, vậy thì sản xuất máy điều hòa Inverter làm gì khi vừa tốn tiền vừa tốn điện hơn máy thường?</p>

Trương Hán Phùng -

Trương Hán Phùng
<p>Nghiên cứu này rất hay. Lâu nay quảng cáo của các hãng đều nói quá sự thực hoặc lập lờ làm người tiêu dùng tốn tiền vô ích, không chỉ riêng mặt hàng này mà rất nhiều mặt hàng khác nhất là thuốc và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên chúng ta ít có những nghiên cứu, những bài báo phân tích và chứng minh với đầy đủ số liệu thực tế, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn. Mong rằng sẽ có nhiều người như PGS-TS Nguyễn Đức Lợi hơn nữa sẽ giúp người dân có định hướng tiêu dùng tốt hơn.</p>

Hiển thị thêm bình luận