Hiểm họa cho quan hệ gia đình vì nghiện smartphone

Google News

(Kiến Thức) - Nghiện điện thoại thông minh có lẽ là thói quen xấu mà càng ngày càng nhiều người sa lầy vào. 

Gia đình anh Nguyễn Xuân Tùng (Hà Nội) trước đây thường có thói quen chia sẻ cùng nhau về cuộc sống, sinh hoạt, học tập hay làm việc. Như khi vợ nấu ăn chồng ngồi gần đó nói chuyện, hoặc con gái vừa xem tivi vừa kể về việc học tập và vui chơi ở lớp. Vì thế, gia đình lúc nào cũng vui vẻ, quan tâm nhau. 
Thế nhưng mấy tháng nay, sau khi mỗi người có một chiếc điện thoại thông minh, thói quen đó đã bị thay đổi. Anh Tùng về nhà liền mở máy ra chơi điện tử. Còn vợ sau khi nấu ăn xong cũng vội vã vào facebook nói chuyện cùng bạn bè. Còn cô con gái không còn xem tivi, thay vào đó cầm điện thoại ngồi luôn ở phòng riêng. Không ai nói với ai câu nào. Chỉ đến giờ ăn, vợ mới uể oải dọn mâm... 
Hiem hoa trong gia dinh khi nghien dien thoai thong minh
 
Lời bàn: Nghiện điện thoại thông minh có lẽ là thói quen xấu mà càng ngày càng nhiều người sa lầy vào. Nhưng thực sự, để cưỡng lại sự thu hút của nó cũng không phải là dễ. Tuy nhiên, trong gia đình, các bậc bố mẹ cần làm gương cho con cái. Các nghiên cứu chỉ rõ, bố mẹ nghiện điện thoại sẽ khiến gia đình thiếu kết nối, con kém tư duy ngôn ngữ do không được quan sát, học hỏi, rèn giũa, dạy bảo từ các cuộc trò chuyện cùng bố mẹ. 
Để cai nghiện điện thoại thông minh, cải thiện mối quan hệ gia đình, dạy bảo con cái, trước hết bố mẹ cần nhìn nhận ra thói xấu này, cùng nhau thiết lập quy định những thời điểm không dùng điện thoại, ví dụ như bữa ăn, lúc sinh hoạt chung của các thành viên, khi đi ngủ... 
ThS Nguyễn Hồng Vân (Trung tâm giáo dục tâm lý Ánh sang)