Những quan niệm sai lầm thường gặp trong nhiếp ảnh

Google News

(Kiến Thức) - Nếu như những điều dưới đây luôn là thứ bạn làm khi nhiếp ảnh, thì đã đến lúc để bạn thay đổi suy nghĩ của mình rồi đó.

1. Máy ảnh và ống kính càng to thì chụp càng đẹp
Nhung quan niem sai lam thuong gap trong nhiep anh
 
Điều này không phải hoàn toàn, vì những chiếc máy ảnh lớn đều trang bị cảm biến lớn và nhiều tính năng hơn giúp tạo ra được những bức ảnh chất lượng đáng kể. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định thì chất lượng ảnh của một chiếc máy và ống kính lớn không có sự khác biệt với lựa chọn nhỏ hơn.
Một số mẫu máy ảnh kích thước nhỏ nhưng vẫn có khả năng chụp ảnh rất đẹp như các dòng máy mirrorless (không gương lật) hay một số mẫu máy compact cao cấp như Fujifim X100 hay Sony RX1.
2. Chụp ảnh xóa phông càng mạnh là càng đẹp
Nhung quan niem sai lam thuong gap trong nhiep anh-Hinh-2
 
Một quan niệm sai lầm mà rất nhiều người mới bước chân vào con đường nhiếp ảnh mắc phải chính là chụp ảnh xóa phông làm sao cành mạnh càng tốt.
Việc chụp xóa phông không hề sai, khi nó giúp tách biệt chủ thể trong khung hình. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp chúng ta đều nên áp dụng điều này. Nhiếp ảnh đòi hỏi phải có sự cân đối và hài hòa về bố cục, tiền cảnh hậu cảnh hợp lí.
Ví dụ bạn không thể chụp ảnh lưu niệm cùng chiếc tháp Eiffel nổi tiếng ở đằng sau, nhưng lại xóa phông mờ hết cả ngọn tháp chỉ vì muốn xóa phông thật mạnh cho đẹp. Tất cả những gì cần làm, là khép khẩu độ lại, làm hậu cảnh rõ nét hơn.
3. Luôn luôn phải giữ ISO thấp nhất
Nhung quan niem sai lam thuong gap trong nhiep anh-Hinh-3
 
Một quan niệm sai lầm khác mà nhiều người mắc phải đó chính là luôn giữ số ISO thật thấp, dù cho đôi khi khiến ảnh chụp bị tối. Việc làm này không hoàn toàn sai khi giúp bức ảnh luôn được chất lượng, ít bị nhiễu hạt, nhưng trong một vài trường hợp thì nó lại không đáng để bạn làm điều đó.
Xét cho cùng thì nhiếp ảnh là công việc để lưu lại khoảnh khắc, và quan trọng nhất là điều đó. Một bức ảnh có nhiễu hạt, nhưng đầy đủ ánh sáng và thể hiện rõ ràng chắc chắn vẫn sẽ đắt giá hơn một tấm ảnh khác tuy ít nhiễu, nhưng lại quá tối và không thể hiện được gì.
4. Luôn cài đặt chụp ảnh ở chế độ chỉnh tay (M - Manual)
Nhung quan niem sai lam thuong gap trong nhiep anh-Hinh-4
 
Đây là điều mà phần lớn người mới bắt đầu nhiếp ảnh mắc phải. Mặc dù việc cài đặt máy ở chế độ chỉnh tay sẽ cho phép bạn kiểm soát chiếc máy một cách tốt nhất, và giúp bạn tiến bộ nhanh hơn, nhưng không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải làm điều đó.
Cũng giống như câu chuyện thứ 3 ở trên, điều quan trọng trong nhiếp ảnh chính là lưu giữ được khoảnh khắc. Thay vì cố gắng thiết lập được thông số hoàn hảo cho bức ảnh và bỏ lỡ khoảnh khắc đó, thì bạn có thể chỉnh về thông số tự động P (Program) và để chiếc máy làm tất cả những gì mình cần.
Và sự thật là không thiếu các nhiếp ảnh gia luôn để chế độ P đầu tiên khi bật máy, và sau đó mới chuyển sang chế độ M.
5. Không bao giờ chụp ảnh bằng điện thoại
Nhung quan niem sai lam thuong gap trong nhiep anh-Hinh-5
 
Đối với rất nhiều người, ảnh chụp bằng điện thoại không bao giờ đẹp được như máy ảnh chuyên nghiệp. Điều này không hề sai, khi máy ảnh có tương phản, dải màu thấp và nhiễu hạt cao hơn nhiều so với các máy ảnh chuyên dụng.
Tuy nhiên câu nói nổi tiếng trong nhiếp ảnh là: "Chiếc máy ảnh tuyệt vời nhất, chính là chiếc luôn ở bên bạn." Một bức ảnh đẹp là bức ảnh ghi lại khoảnh khắc ý nghĩa, nếu bạn không thể bắt được điều đó, thì dù có sở hữu chiếc máy ảnh tốt đến đâu, điều đó cũng trở nên vô nghĩa.
Một điều không thể phủ nhận là tính tiện dụng của điện thoại ngày nay, và qua thời gian thì chất lượng của chúng cũng dần tăng lên rất nhanh. Những siêu phẩm như Lumia 1520, Galaxy S6 hay Sony Xperia Z3 đều có khả năng cho ra những bức ảnh đẹp không hề thua kém máy ảnh thông thường.
Một điểm mạnh khác của điện thoại trong nhiếp ảnh chính là khả năng chia sẻ tức thì, điều bạn khó có thể thực hiện nhanh bằng khi thao tác với một chiếc máy ảnh.
Trần Đăng