Tàu ngầm TQ không mạnh như vẫn tưởng

Google News

Chỉ hoạt động gần bờ, phát ra quá nhiều tiếng ồn là những điểm yếu cơ bản của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc...

Chỉ hoạt động gần bờ, phát ra quá nhiều tiếng ồn là những điểm yếu cơ bản của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tưởng chừng như rất mạnh với số lượng đông.

5 năm vừa qua đã có quá nhiều các cuộc thảo luận liên quan đến sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Lực lượng này đã bổ sung thêm nhiều lớp tàu mới thuộc các chủng loại khác nhau: tàu khu trục, tàu ngầm, tàu đổ bộ và thậm chí là tàu sân bay đầu tiên hiện đạng chạy thử trên biển. Có vẻ như Hải quân Trung Quốc đang trên đà phát triển.
Máy bay săn ngầm (ASW) Trung Quốc không thể được sử dụng khi tàu ngầm của PLAN hoạt động ở vùng nước nông
Máy bay săn ngầm (ASW) Trung Quốc không thể được sử dụng khi tàu ngầm của PLAN hoạt động ở vùng nước nông
Tuy nhiên, xây dựng lực lượng hải quân và phát triển một khả năng hải quân mạnh là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng hải quân là lĩnh vực rất phức tạp và tinh xảo, khó phát triển nhưng lại dễ bị tổn thương. Một trong những kỹ năng đó là tác chiến ngầm.

Ngay từ những năm 1960, Trung Quốc đã có một lực lượng tàu ngầm to lớn. Vì vậy, nhìn bề ngoài đội quân này có vẻ hùng hậu nhưng thực tế lại tiềm ẩn nhiều điểm yếu nghiêm trọng. Những đánh giá chuyên môn gần đây đang chứng minh thực tế đó.

Loanh quanh gần bờ

Để đạt được sự tinh thông trên đại dương rộng lớn, lực lượng tàu ngầm thông thường mới của Trung Quốc phải đối phó được với các kẻ thù tiềm tàng, hạm đội 60 tàu ngầm có vẻ hiện đại ấy phải thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động tuần tra. Thế nhưng đây lại là con dao hai lưỡi.
Tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga là những tàu ngầm tốt nhất của Trung Quốc
Tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga là những tàu ngầm tốt nhất của Trung Quốc
Gần đây nhất, giai đoạn 2005 – 2007, lực lượng tàu ngầm của PLAN chẳng làm gì nhiều hơn ngoài huấn luyện cơ bản hàng ngày ở những vùng nước nông ngay ngoài khơi các căn cứ. Theo thống kê, năm 2007, các tàu ngầm hạt nhân và thông thường của PLAN không thực hiện nhiều hơn 7 đợt tuần tra. Còn năm 2005 chỉ đúng 1 lần. Mỗi đợt tuần tra như vậy, tàu ngầm của Trung Quốc đều bị phát hiện và đều bị các tàu đồng minh của Mỹ (cả hạt nhân và thông thường) theo dõi thu thập thông tin tình báo thủy âm (ACINT).

Mặt khác, khi lực lượng tàu ngầm của PLAN hoạt động ở những vùng nước duyên hải gần căn cứ, người ta không thể biết được khả năng thực tế của chúng. Máy bay săn ngầm (ASW), tàu chiến mặt nước, hệ thống giám sát thủy âm (SOSUS) không thể được sử dụng ở những vùng nước như vậy.

Quá nhiều tiếng ồn

Cho tới nay, những tàu ngầm tốt nhất của Trung Quốc là những tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo và những mẫu xuất khẩu này gây nhiều tiếng ồn hơn là loại tàu cùng lớp trang bị cho Hải quân Nga. Tàu ngầm thường bị phát hiện bởi các biện pháp thụ động qua việc lắng nghe âm thanh phát ra từ chúng. Tàu ngầm càng tạo ra nhiều tiếng ồn thì càng dễ phát hiện và một khi đã bị định vị, chiếc tàu phát ra tiếng động rất dễ bị tấn công.

Kết quả là, một số lượng lớn tàu ngầm hoàn toàn mới của PLAN có thể bị phát hiện bằng phương pháp thụ động trong vòng hội tụ đầu tiên, nghĩa là ở khoảng cách 20-30 dặm so với vị trí tàu ngầm. Đó là khu vực các tàu ngầm rất dễ bị phát hiện bởi một tàu nổi hay phao âm. Trong Chiến tranh Lạnh, những tàu ngầm Liên Xô có tiếng ồn lớn thường bị phát hiện ngay ở vùng hội tụ đầu tiên, thứ hai hoặc thậm chí thứ ba.

Hải quân Mỹ hiện nay hoàn toàn có thể phát hiện các tàu ngầm thông thường của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân của họ thậm chí còn tồi tệ hơn, có thể kém xa công nghệ hiện tại đến 50 năm và hầu như không tốt hơn thế hệ tàu ngầm hạt nhân thứ nhất của Hải quân Mỹ.

Hậu quả từ một cú lừa ngoại mục

Quay trở lại những năm 1990. Theo Defence Review Asia, khi đó, Trung Quốc đã bí mật tiếp cận các nhà sản xuất động cơ tàu ngầm diesel của Đức với một đề nghị: Họ muốn mua một bộ thiết bị tàu ngầm diesel chạy yên nhất, tiên tiến nhất của Đức và đưa ra một khoản hối lộ hậu hĩnh để đạt được điều đó. Tất nhiên, người Đức nhận ra chiêu thức hoạt động của họ. Trung Quốc muốn mua một bộ thiết bị để rồi sau đó tháo tung, nghiên cứu và bắt chước – một thủ thuật đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và thương mại mà họ vẫn thường làm.
Tàu ngầm tấn công chạy bằng điện – diesel lớp Tống (Type 039) của PLAN
Tàu ngầm tấn công chạy bằng điện – diesel lớp Tống (Type 039) của PLAN
Một kịch bản đã được dàn dựng. Người Đức lập tức liên lạc với Hải quân Mỹ về cách tiếp cận này của Trung Quốc. Một kế hoạch hành động được lập ra với sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau nhưng trong đó có lực lượng tàu ngầm Hải quân Mỹ và các chuyên gia tàu ngầm đặc biệt của Văn phòng tình báo Hải quân.

Ban đầu, người Đức từ chối nhưng sau đó lại tỏ ra “dao động”, nói rằng họ sẽ xem xét một đơn hàng lớn hơn, khoản hối lộ lớn hơn nếu Trung Quốc đưa ra mức độ hoạt động thủy âm cụ thể mà họ mong muốn. Sau đó, Đức sẽ chế tạo những động cơ đáp ứng tiêu chí này, tất nhiên với một mức giá khác.

Trung Quốc cảm nhận được điều này. Sau nhiều lần thương thảo bí mật, họ đã đưa ra một yêu cầu về thủy âm mà họ cho là ở mức độ gai góc nhất về vật lý thời đó. Công ty Đức nhận yêu cầu này với những ca thán rằng thật “quá khó” để đáp ứng tiêu chuẩn “quá cao” mà PLAN đặt ra.

Điều mà Trung Quốc đã tiết lộ chính là sự hiểu biết của họ về độ phản âm trong tàu ngầm đương thời. Thế nhưng, thực tế đó lại là công nghệ của những năm 1970! Hải quân Mỹ và đồng minh thì tỏ ra hể hả còn Đức cũng không kiềm chế được sự tức cười. Trung Quốc đã để lộ ra một điểu yếu cực kỳ quan trọng và mang tầm chiến lược dài hạn, điểm yếu chí tử đối với lực lượng tàu ngầm của họ trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Người Đức sau đó đã giới thiệu cho Trung Quốc loại động cơ diesel có sẵn. Rất nhiều thông tin cho rằng đó là những bộ phận rất cơ bản hay những động cơ cũ được nâng cấp trang bị cho các tàu ngầm lớp Type 209 thuộc mẫu cổ điển. Chúng là những động cơ đã lỗi thời so với thời điểm đó 25 năm, chẳng hơn gì hệ thống thủy âm giữa những năm 1960.

Thế nhưng, những thiết bị này lại được chuyển giao cho Trung Quốc một cách rất bí mật, như thể đó là “cuộc đảo chính công nghệ” của PLAN. Giới trong ngành đồn rằng Trung Quốc ngay lập tức sao chép các hệ thống thủy âm đó và đã phải chứng kiến quá nhiều khó khăn. Được biết, vài tàu lớp Tống đầu tiên chạy ồn hơn mong đợi, có thể đã sử dụng thông tin lấy được từ những hệ thống mà người Đức cung cấp.

PLAN không có sự lựa chọn nào khác. Họ phải chung sống với các mẫu thiết kế tàu ngầm hiện tại của mình và điều đó có nghĩa là họ đạng ở trong một cái bẫy mà sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu muốn thoát ra, trừ phi họ có thể xâm nhập các bí mật công nghệ của phương Tây vốn được bảo vệ cẩn trọng nhất.

Chẳng cần nói thì cũng biết đây rõ ràng là một lợi thế giành chiến thắng trong chiến tranh. Ở bất kỳ cuộc chiến tranh tương lai nào, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và tàu ngầm thông thường của đồng minh cũng đủ khả năng gây nên những tổn thất to lớn cho lực lượng tàu ngầm của PLAN ngoài biển khơi. Tàu ngầm Trung Quốc sẽ không thể phát hiện được các tàu ngầm đồng minh, khiến bờ biển Trung Quốc dễ dàng bị tấn công bởi các tên lửa phóng đi từ tàu ngầm và đặt hạm đội mặt nước của họ trước nguy cơ tổn thất cao.
Kết bạn với Khampha.vn trên Facebook để cập nhật thông tin nóng hổi nhất
Thích và chia sẻ chủ đề trên:
   
(Theo Khampha/ Defence Review Asia)

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Hoang Vinh -

Hoang Vinh
Tôi thì không rành tiếng Hán. Bác nào rành tiếng Hán thì dịch bài viết này, sau đó gởi cho Hồng Lỗi một bản. Để cái ông phát ngôn viên này tự hiểu sức mạnh của hải quân TQ mạnh đến đâu, để đừng múa võ mồm mà đe dọa những quốc gia Đông Nam Á nữa. Nên làm và càng sớm càng tốt???

hatrung -

hatrung
Hay, Trung cộng cần phải trả giá chứ. Cứ đi ăn trộm lắm có ngày bị đòn là phải thôi. Đáng đời,

Hiển thị thêm bình luận