Từ những phát minh vĩ đại trong thế kỷ 20 về khoa học nói chung và khoa học kỹ thuật điện tử nói riêng, các nhà khoa học, kĩ sư đã tạo nên những thiết bị nghe nhìn từ đơn giản như radio, máy truyền phát tín hiệu và cho đến nay chúng ta đã có cả những hệ thống thiết bị nghe nhìn được mệnh danh là rạp hát tại gia. Tuy nhiên, sự phát triển đa dạng của các thiết bị âm thanh cũng góp phần tạo ra nhiều xu hướng chơi audio khác nhau, ví dụ như chạy đua theo công nghệ hoặc hoài cổ.
Những đôi loa toàn dải cổ
Loa toàn dải cổ danh tiếng theo báo cáo của các audio phile và các bảo tàng âm thanh danh tiếng thì loa toàn dải cổ được sản xuất chủ yếu đến 80% là ở nước Đức với các hãng loa như Siemens, Saba, isophone, RFT, Bauer, Philips phần còn lại được sản suất tại một số nước như Anh, Mỹ, Tiệp, Nga với các thương hiệu như Lawther, Tannoy, Altec, Tesla… Những dòng loa toàn dải cổ danh tiếng được những audiophile sưu tầm chủ yếu được sản xuất vào thời điểm khoảng từ 1940’ đến trước năm 1960 thời gian vàng cho audio.
Với cấu tạo đặc biệt của loa toàn dải cổ như Nam châm của loa được làm bằng vật liệu Alnico, Màng giấy mỏng bền, độ nhạy cao, công suất nhỏ và đặc biệt những đôi loa này được phát triển cùng với công nghệ điện ảnh và được trình chiếu tại các nhà hát lớn với âm thanh mộc mạc trung thực, chi tiết, độ động cao.
"Ma thuật" của thú chơi ampli đèn
Năm 1906, bóng đèn 3 cực (triode) xuất hiện, khởi nguồn cho thời hoàng kim của ampli đèn. Năm 20, 30 với kiểu đèn sợi đốt trực tiếp, không có mạch hồi tiếp, có nhiều biến áp các loại, công suất thấp, độ méo cao đã được phát minh và ra đời. Mặc dù mạch đẩy kéo ra đời vào năm 1916 nhưng mãi gần hai thập kỷ sau nó mới thực sự đi vào cuộc sống. Năm 1927 Việc phát minh ra kỹ thuật hồi tiếp âm (negative feedback) của Harold Black vào đã hình thành nên các mạch điện tinh vi với khả năng giảm độ méo trong ampli xuống đáng kể. Thiết kế ampli đèn là mạch đẩy kéo (push - pull) ở tầng công suất, tức là mô hình có hai đèn công suất thay nhau mở và tắt giúp tăng cường hiệu suất của tầng ra, cho phép chế tạo ampli công suất cao hơn một cách dễ dàng.
|
Bộ đôi ampli tube của một audiophile.
|
Đầu những năm 30, khi các ampli điện tử, máy hát, tuner đèn … ngày càng được cải tiến và nâng cao độ trung thực thì thú chơi ampli đèn bắt đầu nở rộ. Thiết bị âm thanh thời đó đều cực đắt nếu so sánh với các tiêu chuẩn ngày nay nên những sản phẩm tốt chỉ thuộc về những người giàu có và thực sự đam mê âm thanh. Bán chạy nhất khi ấy là các bộ ampli và loa toàn dải cùng với các cuốn sách trình bày chi tiết về các thiết kế. Chúng đã góp phần tạo nên nhiều đêm trình diễn thú vị tại gia cho người yêu nhạc trước khi truyền hình đến với mọi nhà.
Từ những năm 1960 khi khoa học phát mình ra các thiết bị bán dẫn và ứng dụng sản xuất các các thiết bị âm thanh đã lam thay đổi cục diện thị trường. Amply bán dẫn đã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như: nhỏ, nhanh, nhiều, ngon bổ, rẻ, dễ sử dụng, do vậy amply bóng đèn đã bị lấn át về thị phần. Tuy nhiên thị trường cao cấp của audio vẫn còn rất nhiều phần đất cho amlpy bóng đèn điện tử sở hữu mà amply bán dẫn hạng phổ thông chưa đạt được. Có nhiều nhà sản xuất danh tiếng đã khẳng định khả năng của đèn có một số thế mạnh mà amply bán dẫn transitor chưa thể cạnh tranh được, do vậy họ tiếp tục sản suất những amply bóng đèn để đáp ứng các nhu cầu cao cấp của nhóm người chơi Hiend.
Ông Jean Hiraga, người tiên phong trong phong trào hi-fi của nước Pháp, là người đầu tiên tuyên bố hoàn toàn tin tưởng chất lượng âm thanh của ampli đèn cao hơn hẳn ampli bán dẫn.
Tính đến nay
thú chơi ampli đèn chủ yếu chia ra hai trường phái chính:
Một là: chơi ampli đèn 5 cực đèn đốt dán tiếp với mạch PP (mạch kéo đấy) có mạch hồi tiếp nhằm đáp ứng các yêu cầu tạo ra công suất lớn và giảm thiểu độ méo, phối ghép được nhiều loại loa độ nhậy thấp công suất lớn. Câp độ thứ hai trong nhóm này là chơi đèn 5 cực đốt dán tiếp với mạch điện PP nhưng không có mạch hồi tiếp, cho loa độ nhạy cao công suất vừa.
Hai là: Ampli bóng đèn 3 cực đốt trực tiếp với mạch SE, không sử dụng mạch hồi tiếp nhằm đáp ứng các yêu cầu tạo ra công suất nhỏ đúng với khả năng hoạt động của bóng đèn, độ méo cao hơn mạch PP đáp ứng các đôi loa cổ độ nhạy cao, hoặc loa hiện đại danh tiếng độ nhạy cao công xuất nhỏ. Với dòng amply này mặc dù công suất ampli nhỏ không phối ghép được nhiều loại loa như dòng amply PP nhưng âm thanh của chúng thì rất quyến rũ, những bản nhạc được trình diễn trên hệ thống amply này độ động rất cao, và chi tiết, đưa người nghe trải nghiệm rất nhiều cung bậc cảm xúc.
Cả hai xu hướng chơi này đều diễn ra song song mỗi hướng đều có thế mạnh riêng nhằm khai thác các điểm mạnh khác nhau của ampli bóng đèn đem lại cho cuộc chơi audio.
Theo VOV